Năm nay, việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu vẫn là một trong những hướng quan trọng để tiêu thụ sản phẩm này.

Vải thiều Việt Nam tăng tốc sang thị trường Trung Quốc

tuyetnhung | 19/06/2016, 15:37

Năm nay, việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu vẫn là một trong những hướng quan trọng để tiêu thụ sản phẩm này.

Trung Quốc vẫn là thị trường chính

Theo dự báo của Bộ Công Thương, vụ vải thiều năm nay sẽ có khoảng 78.000 tấn tiêu thụ trong nước và 52.000 tấn xuất khẩu. Và thị trường chính của vải thiều xuất khẩu năm nay sẽ vẫn là Trung Quốc thông qua một số cửa khẩu trên địa bàn các tỉnhLạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh.

Cũng theo Bộ Công thương, 2 khu vực xuất khẩu vải thiều chủ lực năm nay là tỉnh Bắc Giang và Hải Dương sẽ có sản lượng ước tính đạt lần lượt là 130.000 tấn và 50.000 tấn.

Tại Hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều tại tỉnh Lạng Sơn năm 2016 vừa qua, đại diện hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương cũng cho biết sản lượng vải thiều niên vụ 2016 ước tính đạt 185.000 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu dự kiến 35-45% tổng sản lượng. Trong đó, các mô hình sản xuất vải theo quy trình Viet GAP và Global GAP tiếp tục được nhân rộng đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu sang một số thị trường khó tính. Trung Quốc - một khách hàng lâu năm với vị trí địa lý thuận lợi nên tiếp tục sẽ được xem là thị trường chủ lực của Việt Nam trong mùa vải năm nay.

Trong năm 2016, vớisản lượng vải thiềuước tính đạt 130.000 tấn,tỉnhBắc Giangdự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 40% sang Trung Quốc. Với lượng xuất khẩu này, tỉnh Bắc Giang cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc đến thu mua vải thiều tại Bắc Giang.

TỉnhHải Dương cũng cho biếtsản lượng xuất khẩu vải thiều hiện tại của tỉnhđã đạt 25%, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trong khi đó, tính đến ngày 17.6, tổng số lượng vải thiều tươi xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đạt hơn 7.777 tấn, đạt giá trị 69,2 tỉ đồng.

Thống kê quy mô xuất khẩu vải thiều năm ngoái, ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng địnhtổng lượng vải thiều xuất khẩu đạt 98.000 tấn (chiếm khoảng 40% tổng sản lượng vải thiều của các tỉnh có cây trồng này). Trong đó, xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc qua cáccửa khẩu ởLào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang là 91.000 tấn, chiếm khoảng gần 93% tổng sản lượng xuất khẩu.

Tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu

Trong những năm qua, một trong những khó khănlớn nhất trong việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc là công tác thông quan. Việc thông quan chậm trễ đã làm giảm hẳn lượng vải xuất khẩu, khiến tình hình tiêu thụ trì trệ. Dođó, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải thiều năm nay, những vướng mắc trên sẽ từng bước được khắc phục tại các cửa khẩu như Hà Khẩu, Kim Thành...

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan ngày 17.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cho phép triển khai thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 7 giờ đến 22 giờ hằng ngày đối với mặt hàng quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2Kim Thành (Lào Cai) đến hết ngày 31.7.2016.

Trong khi đó, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại giữa Lào Cai và các tỉnh có vải thiều xuất khẩu, vải thiều xuất qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2Kim Thành sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về mọi thủ tục. Tính trung bình mỗi lô hàng xuất khẩu chỉ diễn ra trong 10 phút.

Ngoài việc tạo điều kiện cho các thủ tục thông quan, Bộ Công Thương cũng cam kết sẽ chủ động đàm phán với Trung Quốc để mở cửa sớm và ưu tiên xuất khẩu vải đầu tiên.

Về phía các địa phương có vải thiều, lãnh đạo các tỉnh cũng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại trong việc sản xuất, thu mua và chế biến vải thiều...

Ngoài ra, các địa phương xuất khẩu vải thiều tươi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ như: nguồn vốn tín dụng, nguồn điện cho các cơ sở sản xuất thùng xốp, nước đá, kho bãi, vận tải, nhà hàng, khách sạn, nguồn nhân lực.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vải thiều Việt Nam tăng tốc sang thị trường Trung Quốc