Theo Điều 40 của Thông tư số 11/2016/TT-BYT quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở công lập, các cơ sở y tế công lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý; các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý làm đầu mối tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Vụ email 'ngầm' của Phó giám đốc BHXHVN: Luật đấu thầu thuốc quy định như thế nào?

Hà Nhi | 03/08/2016, 11:21

Theo Điều 40 của Thông tư số 11/2016/TT-BYT quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở công lập, các cơ sở y tế công lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý; các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý làm đầu mối tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Dư luận đang xôn xao về email của trưởng phòngchính sách (nay làPhó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)Phạm Lương Sơn, chỉ đạo trưởng phòng giám định Bảo hiểm xã hội63 tỉnh, thành phố khuyến cáo các doanh nghiệpkhông được đưa sản phẩm vào kế hoạch đấu thầu thuốc 2016.

Theo đó, ông Sơn yêu cầu cán bộ tham gia vào Hội đồng xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016: Không đưa dạng đóng gói “ống nhựa” của các loại thuốc vào kế hoạch đấu thầu,chỉ ghi chung là “thuốc tiêm dạng ống/lọ/chai”; tạm thời chưa đưa thuốc Cerebrolizate vào kế hoạch đấu thầu; kiểm sóat chặt chẽ việc chỉ định Gliatilin (hoạt chất Choline alfoscerate).

Chưa nói đến việc nội dung email có quá nhiều mâu thuẫn thì việc chỉ đạo ngầm trước thời gian diễn ra đấu thầu của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một việc trái với nguyên tắc quản lý hành chính cũng nhưnguyên tắc đấu thầu.

Email chỉ đạo ngầm của Phó giám đốcBảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn

Luật đấu thầu thuốc quy định như thế nào?

Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định về việc đấu thầu thuốc, cụ thể :

Điều 8: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc phải được thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

1. Tổ chức thẩm định:

a) Đối với các cơ sở y tế công lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định đơn vị làm đầu mối tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

b) Đối với các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Điều 29: Quy định chung về mua thuốc tập trung

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đơn vị thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp quốc gia và kế hoạch đàm phán giá thuốc.

5. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp địa phương.

Điều 40:Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý dược, Cục Quản lý y, dược cổ truyền có trách nhiệm cập nhật, công bố trên trang thông tin điện tử các thông tin sau đây:

c) Danh mục thuốc được cấp số đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu; lộ trình chuyển giao công nghệ của thuốc gia công tại Việt Nam; danh mục các thuốc và cơ sở sản xuất, nhà cung cấp có vi phạm về chất lượng hoặc các quy định về đấu thầu và cung ứng thuốc; dữ liệu về giá thuốc kê khai/kê khai lại; giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế; danh mục thuốc dược sản xuất từ nguyên liệu (hoạt chất) được sản xuất tại các nước tham gia ICH và Australia, nguyên liệu (hoạt chất) được cấp giấy chứng nhận CEP; danh sách các doanh nghiệpcó tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP, danh sách các doanh nghiệpcó tổ chức trung tâm phân phối thuốc.

e) Tiến hành sơ tuyển theo định kỳ hàng năm để lựa chọn danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế.

Rõ ràng trong quy định về đấu thầu thuốc không hề nhắc đến trách nhiệm của Ban thực hiện chính sách BHYT. Nói dễ hiểu hơn thì đây là bên thực hiện, sử dụng các loại thuốc sau khi bên bệnh viện, cơ sở y tế và Cục Quản lý dược lựa chọn từ các nhà thầu.

Ai là người hưởng lợi?

Để tránh tình trạng độc quyền, Bộ Y tế đã cấp phép cho các sản phẩm và loại thuốc đủ tiêu chuẩn chất lượng trên quy chuẩn về giá trần nhằm tạo thế cạnh tranh. Ống nhựa là một công nghệ đóng gói mới của dược phẩm. Nếu so sánh trực tiếp trên giá thành sản phẩmthìsử dụng ống nhựa có giá cao hơn ống thủy tinh. Tuy nhiênnếu so sánh về chi phí và hiệu quả sử dụng, thu gom, tiêu hủy… thì công nghệ đóng gói ống nhựa hiệu quả hơn rất nhiều.

Một ống Gliatilin giá 85.000 đồngtrong khi1 ống Cerebrolysin là 99.500 đồng

Chưa tính đến việc nếu ngành dược có cơ chế khuyến khích tốt để các doanh nghiệp trong nước đầu tư, sản xuất, tạo cạnh tranh thì sẽ giảm chi phí, giảm sự lệ thuộc vào hàng ngoại nhập. Chỉ đạo không đưa dạng đóng gói “ống nhựa” của các loại thuốc vào kế hoạch đấu thầu, Phó giám đốc BHXH đã vô tình đẩy các doanh nghiệp vào thế khó khăn; tiếp tục tạo thế độc quyền cho các sản phẩm của Ấn Độ. Các doanh nghiệp khác trong nước khi đầu tư sản xuất chắc chắn cũng phải dè chừng, đắn đoxemcó nên sản xuất hoặc đầu tư theo các công ty tiên phong hay đơn thuần phân phối thương mại để tránh rủi ro, đạt hiệu quả kinh doanh?

Tương tự như vậy, việc ông Sơn chỉ đạo:“Tạm thời chưa đưa thuốc Cerebrolizate vào kế hoạch đấu thầu hay kiểm sóat chặt chẽ việc chỉ định Gliatilin (hoạt chất Choline alfoscerate)” là hữu ý để giữ thế độc quyền cho Cerebrolysin như cách nó đã tồn tại trong hơn 20 năm qua. Theo quy định của Thông tư 40, Gliatilin (hoạt chất Cholin alfoscerate) và Cerebrolysin có thể dùng thay thế cho nhau để điều trị bệnh nhân“đột quỵ, sau chấn thương, phẫu thuật chấn thương sọ não và sau phẫu thuật thần kinh sọ não” và quan trọng hơn chi phí phải trả cho Gliatilin (hoạt chất Choline alfoscerate này chỉ bằng 1/7 - 1/10 so với Cerebrolysin.

Theo khảo sát tại khoa điều trị tại các bệnh viện, một ống Gliatilin giá 85.000 đồng, rẻ hơn 1 ống Cerebrolysin cùng dung tíchlà 99.500 đồng, Vậy số tiền chênh lệch giữa hai sản phẩm này là bao nhiêu và trong 20 năm qua quỹ BHXH Việt Namtiêu tốn bao nhiêu ngoại tệ để nhập khẩu Cerebrolysin? Tại sao chỉ đạo ngầm đẩyCerebrolyzate ra ngoài với câu hỏi mơ hồ không thuộc chuyên môn của BHXHViệtNamkhi đâylà sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Cerebrolysin được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu nhằm phá vỡ thế độc quyền giá cao suốt gần 20 năm qua của Cerebrolysin?

Ai là người hưởng lợi lớn nhất trong chuyện này thì đã rõ nhưng liệu bệnh nhân, những người thuộc diện hưởng BHYT có được hưởng lợi? PGS.TS Nguyễn Hữu Đức,chuyên gia về dược phẩm đã phân tích:“Thuốc tốt cho người bệnh chính là thuốc có chất lượng tốt để chữa bệnh, phòng bệnh hiệu quả, đồng thời có giá cảphải chăng để người nghèo tiếp cận được”. Nhưng chỉ khi việc đấu thầu thuốc được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính công khai, minh bạch, không có "lợi ích nhóm" đằng sau mỗihợp đồng đấu thầu thì mới có thể chọn được thuốctốt, giá hợp lý và người bệnh mới thực sự được hưởng lợi.

Hà Nhi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ email 'ngầm' của Phó giám đốc BHXHVN: Luật đấu thầu thuốc quy định như thế nào?