Chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine khiến Mỹ tăng mạnh việc xuất khẩu vũ khí qua châu Âu, trong khi đó, Trung Quốc giảm đáng kể.

Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng vọt, Trung Quốc lao dốc

Bảo Vĩnh | 14/03/2023, 14:37

Chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine khiến Mỹ tăng mạnh việc xuất khẩu vũ khí qua châu Âu, trong khi đó, Trung Quốc giảm đáng kể.

Viện Nghiên cứu Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã xác minh và so sánh lĩnh vực mua - bán vũ khí trong giai đoạn 4 năm (từ 2018 đến 2022) nhằm phản ánh cụ thể xu hướng chung, thay vì xem xét hoạt động này trong chỉ 12 tháng.

Báo Đức Deutsche Welle (DW) ngày 12.3 dẫn lời nhà nghiên cứu Pieter Wezeman của SIPRI rằng, có hai xu hướng quan trọng trong báo cáo mới nhất là vũ khí Mỹ chuyển đến các nước châu Âu tăng đáng kể, và vai trò là nhà cung cấp vũ khí của Mỹ trên thế giới cũng tăng đáng kể”.

Trong khi phần còn lại của thế giới đang dần giảm chạy đua vũ trang thì châu Âu lại làm điều ngược lại: tăng nhập khẩu vũ khí, trong đó, đến 47% từ Mỹ; riêng các nước châu Âu là thành viên NATO thì tăng nhập khẩu đến 65%. 

us-fighter-dpa(1).jpg
Chiến đấu cơ Mỹ được bán nhiều nhất - Ảnh: DPA

Mỹ bán vũ khí giá trị hơn cho Nhật Bản, Ả rập Saudi

Trước đây, Ukraine không phải là “tay chơi lớn” trên thị trường vũ khí quốc tế. Quốc gia này chủ yếu sử dụng vũ khí có từ thời Liên Xô (cũ).

Nhưng trong báo cáo mới nhất của SIPRI, Ukkraine vượt lên xếp hạng 14 trong danh sách các nước nhập khẩu vũ khí. Trong năm 2022, Ukraine đứng vị trí thứ 3..

SIPRI thường dùng chữ “chuyển nhượng vũ khí” trong các báo cáo của họ, có nghĩa là mua - bán vũ khí và hỗ trợ quân sự miễn phí. Vế “hỗ trợ quân sự miễn phí” là nguồn cung vũ khí chủ lực của Ukraine, và dạng hỗ trợ quân sự này thường là các nước này gửi tặng các khí tài cũ hoặc thừa. Vì lý do đó, vũ khí được tặng, cho Ukraine kém về giá trị so với những vụ mua - bán vũ khí mới. Mặc dù Mỹ viện trợ vũ khí ồ ạt cho Ukraine trong năm 2022 nhưng cường quốc này vẫn bán những khí tài có giá trị lớn hơn cho Ả rập Saudi, Kuwait, Qatar và Nhật Bản.

4 nước này đều mua các khí tài quân sự mới và hiện đại như chiến đấu cơ, trong khi Ukraine liên tục yêu cầu các đồng minh phương Tây cung cấp các sản phẩm hiện đại nhưng chưa được đáp ứng.

leopard-ap.jpg
Đức giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine - Ảnh: AP

Pháp "được", Đức "mất"

Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức là 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất, và thứ hạng của họ không thay đổi, theo báo cáo gần nhất của SIPRI, tuy nhiên, có những thay đổi đáng kể liên quan đến dữ liệu từng quốc gia.

Ví dụ, Mỹ, đứng đầu danh sách, đã tăng xuất khẩu thêm 14% và hiện chiếm 40% lượng chuyển giao vũ khí toàn cầu.

Pháp xếp hạng ba với mức tăng cao đến 44%. Nhưng theo SIPRI, sự thay đổi đột ngột này không phải là bất thường vì có thể là những đơn đặt hàng lớn, giá trị cao trong một khoảng thời gian nhất định.

Đây cũng là cách giải thích của chuyên gia SIPRI cho sự thay đổi của Đức trong lĩnh vực kinh doanh quốc phòng - giảm đáng kể, chỉ còn 35% so với báo cáo trước đó của SIPRI.

Nhà nghiên cứu Wezeman giải thích thêm, sở dĩ Pháp có mức tăng xuất khẩu vũ khí đáng kể là vì Pháp chú trọng ủng hộ ngành quốc phòng và đạt thành công trong 10 năm qua.

Hiện, phương Tây cố gắng khuyến khích Ấn Độ ngưng dựa vào vũ khí Nga và mua sản phẩm của họ. Pháp từ lâu đã là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ nhì qua Ấn Độ, trong khi Đức hiện không có vai trò nào trong hoạt động nhập khẩu vũ khí của đất nước Nam Á này.

Trung Quốc bị loại khỏi cuộc đua 

Một điều đáng chú ý là vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc giảm 23% và quốc gia này không là một nhà xuất khẩu vũ khí thành công. 

Ông Wezeman giải thích: “Trung Quốc không thành công vì những lý do chính trị”, ví dụ như quốc gia này không bao giờ bán vũ khí cho Ấn Độ.

Điều đáng ngạc nhiêu nhà Trung Quốc cũng "không thực sự thành công trong việc cạnh tranh với châu Âu và Mỹ về thị trường cung cấp vũ khí cho các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là các quốc gia Ả Rập."

Nga vượt xa Trung Quốc về xuất khẩu vũ khí cho "lục địa đen"

Khi châu Âu bắt đầu nhập khẩu vũ khí nhiều hơn, miếng bánh của họ trong thị trường vũ khí quốc tế tăng lên, từ 11% trong giai đoạn 2012 - 2017 lên 16% trong giai đoạn 2018 - 2022. Cùng lúc, hoạt động mua - bán vũ khí giảm ở tất cả các vùng khác trên thế giới.

Một trong những trường hợp đáng chú ý nhất là châu Phi, nơi mà các vụ mua - bán vũ khí giảm 40%. Nhưng điều này không giúp châu lục đen hòa bình hơn và vẫn còn nhiều cuộc chiến tranh ở vùng này, theo nhà nghiên cứu SIPRI Wezeman.

Ông nói: “Các nước này không thể thật sự có được số lượng lớn vũ khí hiện đại, nên tổng giá trị chuyển nhượng vũ khí qua vùng này không cao”.

Tại vùng hạ sa mạc Sahara châu Phi, Nga hiện qua mặt Trung Quốc để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất, đặc biệt là ở Mali.

Mali từng mua vũ khí của nhiều nước gồm Mỹ và Pháp. Nhưng sau vụ đảo chính năm 2020/2021 ở Mali, Mỹ - Pháp bắt đầu giảm bán vũ khí cho nước này, trong khi Nga tăng bán vũ khí qua Mali.  

Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ khác của quan điểm chính trị dẫn đến sự thay đổi trong việc mua - bán vũ khí. Quốc gia này là thành viên NATO và xếp hạng 7 trong số các nước mua vũ khí Mỹ trong giai đoạn 2013 - 2017. Nhưng khi quan hệ giữa Ankara và Washington trở nên lạnh lẽo hơn, Thổ Nhĩ Kỳ hiện xếp hạng 27.

submarine-pa.jpg
Tàu ngầm là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Đức - Ảnh: Sulupress

Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất

Trong tương lai, quốc gia nào sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực mua - bán vũ khí quốc tế?

Để trả lời câu hỏi này, SIPRI đã xem danh mục đặt hàng của những quốc gia xuất khẩu vũ khí quan trọng nhất. Họ chú ý nhiều đến các đơn đặt mua chiến đấu cơ và trực thăng, tàu chiến lớn như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ và các hệ thống vũ khí có giá trị cao.

Dựa trên các đơn đặt hàng này, SIPRI kết luận, Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới. Dựa trên thực tế là sản phẩm Mỹ chiếm khoảng 60% trong tổng số chiến đấu cơ và trực thăng mà thế giới đặt mua. Riêng trong năm 2022, có 13 quốc gia đặt mua tổng cộng 376 chiến đấu cơ và trực thăng của các nhà sản xuất Mỹ.

Pháp cũng có nhiều đơn đặt mua máy bay và tàu chiến, từ đó có thể tăng thứ hạng trong số các nước xuất khẩu vũ khí.

Với Đức, dù không có đơn đặt hàng mua máy bay, nhưng hiện có nhiều tàu chiến được đóng tại các xưởng đóng tàu Đức. Trong khi Nga là nước sản xuất vũ khí nhiều thứ hai thế giới nhưng hiện có ít đơn đặt mua. Nhiều loại vũ khí Nga xuất khẩu có thể cần trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Theo Deutsche Welle
Copy Link
Bài liên quan
Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu vũ khí
Chính phủ và các công ty quốc phòng Hàn Quốc đang tích cực tăng doanh số bán khí tài quân sự ra nước ngoài. Nguồn thu sẽ được đổ vào việc phát triển các loại vũ khí hiện đại hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng vọt, Trung Quốc lao dốc