ASEAN và Trung Quốc ngày 2.8 đã nhất trí về một văn bản làm cơ sở tiếp tục đàm phán cho Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ngoài ra, các bên còn đạt được đồng thuận về những phương thức chính trong các vòng đàm phán tiếp theo.

ASEAN-TQ: Tiến triển trong thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)

Cẩm Bình | 03/08/2018, 14:25

ASEAN và Trung Quốc ngày 2.8 đã nhất trí về một văn bản làm cơ sở tiếp tục đàm phán cho Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ngoài ra, các bên còn đạt được đồng thuận về những phương thức chính trong các vòng đàm phán tiếp theo.

Thông tin được Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đưa ra trước khi bắt đầu Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51). Ông nhấn mạnh văn bản làm cơ sở là một “tài liệu sống”, sẽ được chỉnh sửa và cập nhật liên tục.

Ngoại trưởng Singapore xem đây là một cột mốc mới của tiến trình đạt được COC. Tuy nhiên, ông cũng nhắc nhở nhất trí về một văn kiện đơn lẻ không có nghĩa đàm phán đã kết thúc, hay các tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết, vì bộ quy tắc ứng xử “không mang ý nghĩa giải quyết tranh chấp lãnh thổ”.

Cũng theo Ngoại trưởng Balakrishnan: “Ngay bay giờ, ai cũng vui mừng vì chúng tôi đã đi đến giai đoạn này. Mọi người đều hy vọng quá trình được đẩy nhanh, nhưng tôi không thể đưa ra thời hạn cụ thể. Như vậy đảm bảo duy trì được sự linh hoạt”.

Ngoại trưởng Vương Nghị bên phía Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh và đánh giá văn bản làm cơ sở là một tiến bộ vượt bậc.

“Chúng tôi tin nếu không có yếu tố cản trở từ bên ngoài, đàm phán COC sẽ tăng tốc. Những gì xảy ra trong quá khứ cho thấy Trung Quốc cùng ASEAN có khả năng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, cũng như đủ sáng suốt để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trong khu vực”, Ngoại trưởng Vương phát biểu. Trước đây, Bắc Kinh từng cáo buộc Washington can thiệp vào tranh chấp của khu vực châu Á.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị- Ảnh: Reuters

Các Ngoại trưởng ASEAN trong tuyên bố chung cũng ca ngợi bước tiến triển này, nhưng cho biết vẫn còn có một số lo ngại về các hoạt động như cải tạo đảo phi pháp, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, làm suy yếu hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Theo hai nguồn tin ngoại giao của hãng tinAP,Trung Quốc cùng ASEAN nhất trí giữ bí mật các cuộc đàm phán, nhằm tránh sự can dự của bên thứ banhư Mỹ hay Nhật Bản.

Ngoài vấn đề COC, ASEAN cũng tái cam kết nhanh chóng hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng như tỏ ý ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn toàn, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược.

AMM 51 và các hội nghị liên quan là dịp để 10 thành viên ASEAN làm việc với nước ngoài khối, đặc biệt là các nước lớn, về nhiều vấn đề có liên quan. Bên cạnh chuyện Biển Đông và giải trừ hạt nhân Triều Tiên, chủ nghĩa cực đoan gia tăng cùng tình hình của người Rohingya tại bang Rakhine (Myanmar) cũng là tâm điểm sẽ được bàn luận. Dự kiến Ngoại trưởng Naypyidaw sẽ thông báo tình hình Rakhine cho những người đồng cấp ASEAN trong một bữa tiệc “phi chính thức” trong khuôn khổ AMM 51.

Cẩm Bình (theo Reuters, CNBC, Straits Times, Channel News Asia)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN-TQ: Tiến triển trong thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)