Philippines đã áp dụng phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để khởi kiện Trung Quốc.

Bài cuối: Nhìn lại quá trình vụ kiện Philippines - Trung Quốc về Biển Đông

18/07/2016, 05:59

Philippines đã áp dụng phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để khởi kiện Trung Quốc.

Hội đồng trọng tài gồm những ai?

Thụ lý giải quyết vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc gồm 5 trọng tài viên:

- Thẩm phán người Đức Rudiger Wolfrum là thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Ông được Philippines lựa chọn đại diện cho nước này.

- Thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak là thẩm phán của ITLOS. Ông được cựu Chủ tịch ITLOS Shunji Yanai lựa chọn đại diện cho Trung Quốc (do phía Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện).

- Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot là thẩm phán của ITLOS.

- Giáo sư luật quốc tế người Hà Lan Alfred Soons.

- Thẩm phán người Ghana Thomas Mensah là thẩm phán của ITLOS. Ông cũng chính là trọng tài viên thứ 5, người giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

Hội đồng Trọng tài 5 người thụ lý vụ kiện. Theo thứ tự từ trái sang phải gồm có: thẩm phán Jean- Pirrere Cot, thẩm phán Stanislaw Pawlak, thẩm phán Thomas Mensah (Chủ tịch Hội đồng Trọng tài), thẩm phán Rudiger Wolfrum và giáo sư Alfred Soons- ảnh: pcacase.com
Hội đồng trọng tài (từ trái sang) gồm: Thẩm phán Jean-Pierre Cot, thẩm phán Stanislaw Pawlak, thẩm phán Thomas Mensah (chủ tịch), thẩm phán Rudiger Wolfrum và giáo sư Alfred Soons - Ảnh: pcacase.com

Quá trình Philippines khởi kiện Trung Quốc

Ngày 22.1.2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo phụ lục VII của UNCLOS tại Tòa Trọng tài thường trực bằng cách gửi cho Trung Quốc một bản thông báo và một bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông.

Ngày 19.2.2013, Trung Quốc gửi Philippines công hàm ngoại giao, đưa ra “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông” và trả lại bản thông báo.

Ngày 20.3.2014, Philippines trình bản ghi nhớ 4.000 trang nêu phân tích pháp lý và bằng chứng về các tuyên bố của nước này. Tòa sau đó cũng đã có yêu cầu Trung Quốc trình một bản ghi nhớ nhưng nước này từ chối.

Ngày 7.12.2014, Trung Quốc công bố “Tài liệu lập trường của Trung Quốc về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài” thể hiện lập trường chính thức của nước này về vụ kiện.

Ngày 16.3.2015, Philippines trình thêm 3.000 trang tài liệu bổ sung.

Từ ngày 7 đến ngày 13.7.2015, Tòa Trọng tài tổ chức phiên tranh luận đầu tiên.

Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài đã ban hành văn bản khẳng định thẩm quyền và khả năng thụ lý với vụ việc.

Tòa giữ ý kiến cho rằng việc Trung Quốc không tham gia phiên tranh luận đầu tiên không làm mất thẩm quyền của tòa và việc Philippines đơn phương khởi kiện không trái với thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS.

Từ ngày 24 đến ngày 30.11.2015, Tòa Trọng tài tổ chức phiên tranh luận thứ hai. Philippines và Trung Quốc sau đó được cho thời hạn đến ngày 9.12 để xem xét và trình yêu cầu sửa đổi về nội dung biên bản phiên tranh luận này.

Ngoài ra, Tòa cũng cho Trung Quốc cơ hội thể hiện ý kiến bằng văn bản đối với những gì được trình bày trong phiên tranh luận cũng như với những gì mà Philippines đã nộp lên. Hạn chót là ngày 1.1.2016.

Ngày 12.7.2016, Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ kiện Philippines-Trung Quốc về Biển Đông. Trong phán quyết, tòa đã khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Thông cáo báo chí về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực trong vụ kiện Philippines- Trung Quốc về vấn đề Biển Đông- ảnh: pca-cpa.org
Thông cáo báo chí về phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc về
vấn đề Biển Đông - Ảnh: pca-cpa.org

Ngoài ra, Tòa Trọng tài cũng đã xác định các thực thể nổi khi thủy triều lên trong quần đảo Trường Sa như bãi cạn Scarborough, đá Chữ Thập là “đá” (rock) hợp pháp, do đó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Tòa kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các vụ va chạm và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.

Cuối cùng, tòa tuyên bố Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế khi không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đánh bắt cá, xây đảo nhân tạo và ngăn cản hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Philippines cũng như can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines.

Cẩm Bình (theo philstar.com, pcacase.com)

Bài liên quan
Việt Nam lên tiếng sau tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông
Việt Nam bác bỏ mọi yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về cái gọi là "quyền lịch sử" tại khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài cuối: Nhìn lại quá trình vụ kiện Philippines - Trung Quốc về Biển Đông