Bạo lực và xung đột ngày càng tác động tồi tệ với thế giới hơn khi trong năm ngoái nguyên nhân này đã cướp đi 13.600 tỉ USD của nền kinh tế toàn cầu, theo một nghiên cứu về bạo lực trên toàn thế giới mới được công bố.

Bạo lực trên toàn cầu cướp đi của nền kinh tế 13.600 tỉ USD

Hà Ngọc Bách | 09/06/2016, 19:15

Bạo lực và xung đột ngày càng tác động tồi tệ với thế giới hơn khi trong năm ngoái nguyên nhân này đã cướp đi 13.600 tỉ USD của nền kinh tế toàn cầu, theo một nghiên cứu về bạo lực trên toàn thế giới mới được công bố.

Số tiền bị mất đi vì chiến tranh, loạn lạc tương đương với khoảng 13% GDP toàn cầu trong năm 2015.

Các phân tích trên được công bố trong báo cáo Chỉ số hòa bình toàn cầu 2016, do Viện Kinh tế và Hòa bình, một trung tâm nghiên cứu cao cấp của Úc đưa ra. Báo cáo xếp hạng mức độ an ninh bên trong biên giới của 163 quốc gia trên toàn thế giới.

"Những thập niên gần đây đã chứng kiến nhiều sự bất ổn trong hòa bình của thế giới, làm gián đoạn những cải tiến lâu dài đạt được sau Chiến tranh Thế giới lần 2", theo báo cáo Chỉ số hòa bình toàn cầu 2016 của Viện Kinh tế và Hòa bình.

Theo Viện Kinh tế và Hòa bình, sự an toàn và hòa bình trên thế giới đang phát triển theo hướng không đồng đều, các nước giàu ngày càng cải thiện chỉ số an toàn của mình trong khi các nước đã bị tàn phá bởi xung đột thì đang ngày càng mất an ninh hơn.

Nước có mức độ an ninh thấp nhất năm nay là Syria, đất nước đang phải gánh chịu cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua khiến hơn 250.000 người chết và gây ra cuộc khủng hoảng di cư lớn chưa từng có.

"Sự suy giảm hòa bình trong 10 năm qua đã được thúc đẩy chủ yếu vì các cuộc xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi", báo cáo Chỉ số hòa bình toàn cầu 2016 cho biết.

"Khủng bố đang ở mức cao nhất mọi thời đại, số người chết vì nguyên nhân chiến tranh đang ở mức cao nhất trong 25 năm qua và số người tị nạn cũng cao nhất trong 60 năm qua".

Ước tính chi phí thiệt hại do xung đột được Viện Kinh tế và Hòa bình tính toán dựa trên ngân sách quốc phòng, thiệt hại do các cuộc xung đột vũ trang, thiệt hại từ bạo lực của các cá nhân.

Thiên Hà (theo The Washington Post)

Ảnh: Cuộc chiến tại Aleppo, Syria.
Bài liên quan
Cơ hội cho hàng Việt khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Thông tin về việc Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạo lực trên toàn cầu cướp đi của nền kinh tế 13.600 tỉ USD