Beidou là hệ thống hạ tầng không gian lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn mạng định vị toàn cầu, cùng với GPS (Mỹ), GLONASS (Nga) và Galileo (Liên minh châu Âu).

‘Beidou từ Trung Quốc vẫn chưa thể vượt qua Hệ thống Định vị Toàn cầu của Mỹ’

Nhân Hoàng | 01/06/2021, 11:11

Beidou là hệ thống hạ tầng không gian lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn mạng định vị toàn cầu, cùng với GPS (Mỹ), GLONASS (Nga) và Galileo (Liên minh châu Âu).

Một nhà phân tích cho biết Trung Quốc sẽ trở thành người chơi lớn trong thị trường định vị vệ tinh “sinh lợi cao” khi tìm cách cạnh tranh với Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ.

Thế nhưng, Beidou (Hệ thống Định vị Bắc Đẩu) cây nhà lá vườn của Trung Quốc hiện không có khả năng vượt qua GPS, theo Craig Singleton, thành viên hỗ trợ tại Quỹ bảo vệ các nền dân chủ.

Trung Quốc đã đánh dấu một bước tiến lớn trong cuộc đua nhằm tăng thị phần trong lĩnh vực sinh lợi cao này. Việc hoàn thành hệ thống cũng tái khẳng định vị thế của Trung Quốc như cường quốc thế giới. Nó đại diện cho một tuyên bố lớn về sự độc lập kỹ thuật của nó với phương Tây, mang ý nghĩa địa chính trị trên phạm vi rộng”, Craig Singleton nói với kênh CNBC trên chương trình Squawk Box Asia.

beidou-tu-trung-quoc-chua-the-vuot-qua-he-thong-dinh-vi-toan-cau-cua-my.jpg
Trung Quốc đặt nhiều tham vọng với Beidou

Hơn 120 quốc gia, bao gồm cả Pakistan và Thái Lan, đang sử dụng Beidou của Trung Quốc cho các mục đích như giám sát giao thông tại các cảng hoặc hướng dẫn các hoạt động cứu hộ, nhà phân tích cho biết.

Trung Quốc đang dựa vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của mình để thuyết phục nhiều quốc gia hơn sử dụng Beidou, ông Craig Singleton nói thêm.

Beidou được hoàn thành vào tháng 6 năm ngoái. Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa xã tuần trước cho biết giá trị của các ngành liên quan đến Beidou sẽ vượt 1.000 tỉ nhân dân tệ (157,1 tỉ USD) vào năm 2025.

'Thế giới chia đôi'

Ông Craig Singleton cho biết việc hoàn thành Beidou đã làm dấy lên mối lo ngại của một số nước phương Tây về quyền riêng tư và bảo mật của công nghệ Trung Quốc. Ông giải thích rằng một số người lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ của họ để theo dõi cá nhân, chẳng hạn như những người bất đồng chính kiến ​​hoặc nhà hoạt động dân chủ.

Những lo ngại như vậy đã xuất hiện khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nóng lên trong công nghệ không gian. Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với một số công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và hãng sản xuất chip hàng đầu SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corp).

Tổng thống Joe Biden đã giữ nhiều hạn chế từ thời Trump với các công ty Trung Quốc. Biden đang tìm cách tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Mỹ giúp đất nước ông có thể xây dựng năng lực công nghệ để cạnh tranh với Trung Quốc.

Hiện tại, Beidou dường như không đe dọa sự thống trị của GPS, theo Craig Singleton.

Tại thời điểm này, có vẻ như Beidou sẽ không vượt vượt qua được GPS, nhưng chắc chắn có khả năng chúng ta sẽ thấy một hệ thống chia đôi, thế giới phân chia giữa GPS và Beidou trong tương lai”, nhà phân tích cho biết.

Một quan chức quân đội Mỹ cho biết, nếu cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra ở eo biển Đài Loan thì có thể sẽ bắt đầu bằng các cuộc tấn công vệ tinh.

Một số chuyên gia quân sự, bao gồm cả những người ở Nhật Bản, cho rằng các quốc gia nên chuyển hướng sang các chiến thuật công nghệ cao sử dụng không gian và không gian mạng hoặc máy bay không người lái. Song nghịch lý thay, khi các nước mở rộng khả năng chiến tranh không gian, các tài sản thông thường như tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa cũng có thể trở nên quan trọng hơn.

Nếu gây chiến với nhau, các cường quốc sẽ làm hỏng nhiều vệ tinh của đối phương, khiến chúng không thể sử dụng được. Nếu điều này xảy ra với Mỹ và Trung Quốc, quân đội hai bên sẽ phải đối mặt với chiến tranh thông thường hơn vì các hệ thống vệ tinh định vị GPS và Beidou tương ứng của họ sẽ không khả dụng hoặc ít nhất là bị hư hỏng. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
‘Tấn công vệ tinh có thể sẽ diễn ra nếu Mỹ - Trung giao tranh ở eo biển Đài Loan’
Sự phụ thuộc của quân đội Mỹ vào quỹ đạo Trái đất tạo nên gót chân Achilles.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Beidou từ Trung Quốc vẫn chưa thể vượt qua Hệ thống Định vị Toàn cầu của Mỹ’