Liên quan đến 5 trường hợp uống rượu có nguồn gốc từ tỉnh Thái Nguyên bị ngộ độc methanol, ngày 25.7 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã yêu cầu địa phương này dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc, tiến hành truy xuất nguồn gốc.
Thông tin Y học

Bộ Y tế yêu cầu Thái Nguyên dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi gây ngộ độc

Hồ Quang 17:54 25/07/2024

Liên quan đến 5 trường hợp uống rượu có nguồn gốc từ tỉnh Thái Nguyên bị ngộ độc methanol, ngày 25.7 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã yêu cầu địa phương này dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc, tiến hành truy xuất nguồn gốc.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cơ quan này đã nhận thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có 1 trường hợp từ Thái Nguyên và 4 trường hợp từ Hà Nội cùng uống 1 loại rượu đến từ Thái Nguyên.

bo-y-te-yeu-cau-thai-nguyen-dung-luu-tong-cac-san-pham-rruou-nghi-ngo-ngo-hinh-anh.png
Ảnh: minh họa

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên phối hợp với Sở Công Thương của tỉnh này dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc; các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc trong vụ việc trên, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có).

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế TP.Hà Nội phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội điều tra, ngăn chặn việc sử dụng, lưu thông sản phẩm rượu nêu trên trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đưa ra lưu thông trên thị trường;

Đồng thời tăng cường thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi lựa chọn, sử dụng rượu; tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường.

Bài liên quan
Nữ sinh viên bị ngộ độc rượu nặng nhất được xuất viện
Trong số 6 sinh viên bị ngộ độc methanol sau khi uống rượu còn sống thì T.T.G.M. (19 tuổi) bị nặng nhất, tổn thương não lan tỏa, toan chuyển hóa trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng tử vong cao đã được cứu sống và xuất viện.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH đề nghị xây dựng bảng lương riêng, đãi ngộ phù hợp cho nhà giáo
một giờ trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng lương vẫn không phù hợp. Do đó, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế yêu cầu Thái Nguyên dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi gây ngộ độc