Những người mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài cuối cùng có thể nhận được câu trả lời là tại sao họ vẫn bị bệnh.

Các nhà khoa học có thể phân loại mắc COVID-19 kéo dài như bệnh tự miễn: Chữa trị ra sao?

Sơn Vân | 18/09/2021, 16:55

Những người mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài cuối cùng có thể nhận được câu trả lời là tại sao họ vẫn bị bệnh.

Bệnh tự miễn xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Có nghĩa là các kháng nguyên nhầm lẫn và tấn công chính các cơ quan trong cơ thể, còn các vi rút, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể lại không được ngăn chặn, tấn công và gây tổn thương các cơ quan.

Bệnh thường gặp ở người trẻ hoặc đứng tuổi (thường gặp nhất ở độ tuổi 20 đến 40 tuổi). Trẻ em và người già ít gặp hơn, nữ gặp nhiều hơn nam.

Bệnh tiến triển từng đợt, nặng dần (vì vậy bệnh có tên là bệnh tự duy trì) diễn tiến thường phức tạp, đa dạng từ cấp tính, tối cấp đến nhẹ, dai dẳng, gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh tự miễn di truyền và thường có tính chất gia đình. Khi bị bệnh tự miễn có thể tổn thương đồng thời nhiều cơ quan.

Bệnh tự miễn có mức độ nguy hiểm được xếp hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể khắc phục được, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp do bệnh lý tự miễn là nhóm các bệnh ở hệ thống xương khớp có liên quan đến sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế và tử vong, viêm khớp tự miễn tác động đến nhiều cơ quan của cơ thể, dẫn đến đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 1,5 triệu người dân Mỹ đang bị tác động bởi căn bệnh này, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Viện Y tế Quốc gia Mỹ thông báo đang khởi động một nghiên cứu trị giá 470 triệu USD để tìm ra lý do tại sao các triệu chứng COVID-19 vẫn tồn tại lâu như vậy ở nhiều bệnh nhân.

Hiện tại, các nghiên cứu đã bắt đầu tập hợp lại một giả thuyết: Vi rút có thể gây ra phản ứng tự miễn dịch gây ra các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi, khó thở, mất khứu giác, đau cơ hoặc sương mù não.

Sương mù não (Brain Fog) là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tinh thần, chẳng hạn như mệt mỏi mãn tính, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, về lâu dài có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

John Arthur, nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas (Mỹ) về Khoa học Y tế, nói với trang Insider: “Chúng tôi không thể nói chắc rằng đó là một bệnh tự miễn, nhưng nó thực sự bắt đầu giống như vậy”.

Trong nghiên cứu được công bố vào tháng này, John Arthur và các đồng nghiệp của ông đã gợi ý rằng một số người mắc COVID-19 sẽ phát triển "kháng thể tự động" tấn công các protein của chính họ - dấu hiệu của nhiều bệnh tự miễn. Quá trình đó dẫn đến tình trạng viêm có thể kích hoạt COVID-19 kéo dài.

John Arthur nói: “Mọi thứ gần như khớp với nhau - nhưng vẫn chưa hoàn toàn nằm trong mặt hiểu biết của chúng tôi”.

Nếu lý thuyết được chứng minh là đúng, nó sẽ có ý nghĩa với các phương pháp điều trị COVID-19. Ví dụ, một số loại thuốc huyết áp có thể được sử dụng để ngăn chặn cơn viêm có hại và một số bằng chứng cho thấy vắc xin giúp giảm bớt các triệu chứng COVID-19 kéo dài, có lẽ vì các mũi tiêm giúp điều chỉnh phản ứng kháng thể.

Một loại kháng thể tự động cụ thể có thể dẫn đến tình trạng viêm ở những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài.

1/3 số bệnh nhân COVID-19 có ít nhất một triệu chứng dai dẳng trong 12 tuần hoặc hơn, theo một nghiên cứu gần đây chưa được đánh giá. Các nhà khoa học đã vật lộn với bí ẩn tại sao điều đó lại xảy ra trong hơn 1 năm.

cac-nha-khoa-hoc-co-the-phan-loai-mac-covid-19-keo-dai-nhu-benh-tu-mien.jpg
Bà Maria Romer (ở thành phố Stamford, bang Connecticut) bị COVID-19 kéo dài

Tiến sĩ Dixie Harris, bác sĩ về phổi tại Intermountain Healthcare ở bang Utah (Mỹ), nói với Insider: “Tôi thấy rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi có các triệu chứng COVID-19 mãn tính và nhiều người trong số họ thậm chí không gặp bất kỳ vấn đề nào về phổi trước khi mắc COVID-19. Họ đi từ hoạt động bình thường, chạy marathon, đến bây giờ là thở oxy".

Những gì các nhà khoa học biết là khi mắc COVID-19, cơ thể của người bệnh sẽ phát triển các kháng thể để vô hiệu hóa SARS-CoV-2. Thế nhưng, hệ thống miễn dịch của một số người lại nhận diện nhầm những kháng thể đó là mối đe dọa ngoại lai, vì vậy chúng tự sản xuất ra các kháng thể để chống lại chúng. Đó là trường hợp của nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài.

Nhóm của John Arthur đã phân tích mẫu máu của 32 bệnh nhân COVID-19 hiến huyết tương cho Đại học Arkansas và 15 người khác nhập viện ở đó. Khoảng 81% người hiến huyết tương và 93% bệnh nhân nhập viện đã phát triển một loại kháng thể tự động đặc biệt ức chế men ACE2 của họ. Các enzym này (ACE2) đóng vai trò là cổng vào cho vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào của con người nhưng chúng cũng rất quan trọng để làm dịu hệ thống miễn dịch.

Khi không có đủ ACE2, hệ thống miễn dịch có thể tạo ra quá nhiều chứng viêm.

John Arthur nói: “Đó là sự ức chế enzym ACE2 về cơ bản là kết nối hệ thống. Nó giống như nếu bạn có một mớ tóc trong cống và nước bắt đầu tích tụ trên đầu".

Song cần phải nghiên cứu thêm để xác định chắc chắn liệu các kháng thể ACE2 này có gây ra COVID-19 kéo dài hay không. Các nhà nghiên cứu cũng chưa chắc chắn liệu nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nặng có tạo ra nhiều kháng thể tự động hơn những trường hợp nhẹ hay không. Một nghiên cứu hồi tháng 5 đã chỉ ra rằng đúng như vậy, nhưng John Arthur lưu ý rằng COVID-19 kéo dài cũng phổ biến ở những người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nhẹ.

Các nhà khoa học đang xem xét thuốc huyết áp như một phương pháp điều trị tiềm năng.

Nghiên cứu của John Arthur đưa ra một số bằng chứng cho thấy các loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao có thể có hiệu quả khi điều trị COVID-19 kéo dài.

ACE2 thường giúp điều chỉnh huyết áp bằng cách chuyển hóa chất làm tăng huyết áp thành chất giúp tăng cường lưu lượng máu. COVID-19 kéo dài có thể ngăn chặn quá trình chuyển đổi đó, cho phép hóa chất đầu tiên đó tạo ra mức độ viêm có hại. Thế nhưng, thuốc cao huyết áp có thể làm giảm phản ứng viêm này.

Nghiên cứu của John Arthur cũng cho thấy rằng vắc xin có thể cân bằng mức độ kháng thể SARS-CoV-2 và kháng thể tự động ở những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài. Một cuộc khảo sát của Vương quốc Anh từ tháng 3 chưa được đánh giá đồng cấp cho thấy 57% những người bị COVID-19 kéo dài đã thấy các triệu chứng của họ được cải thiện sau khi tiêm vắc xin.

John Arthur nói: “Đó là một trong những điều mà chúng ta sẽ xem xét trong giai đoạn tiếp theo, để xem tình trạng vắc xin có ảnh hưởng gì đến sự phong phú của các kháng thể ACE2 này”.

Bài liên quan
Tiêm 2 mũi vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài nếu nhiễm vi rút
Tiêm 2 mũi vắc xin có thể giảm một nửa nguy cơ phát triển các triệu chứng kéo dài do mắc COVID-19, còn được gọi là "COVID-19 kéo dài", một nghiên cứu mới của Anh cho thấy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nhà khoa học có thể phân loại mắc COVID-19 kéo dài như bệnh tự miễn: Chữa trị ra sao?