Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, đã dành nhiều lời động viên và khen ngợi về đóng góp từ các nhà phát triển phần mềm Trung Quốc với hệ sinh thái toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở đại lục.

CEO Apple lại khen các nhà phát triển phần mềm Trung Quốc mặc căng thẳng địa chính trị gia tăng

Sơn Vân | 14/06/2022, 23:25

Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, đã dành nhiều lời động viên và khen ngợi về đóng góp từ các nhà phát triển phần mềm Trung Quốc với hệ sinh thái toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở đại lục.

Các nhà phát triển Trung Quốc luôn dẫn đầu và tôi nghĩ điều đó sẽ tiếp tục phát triển”, Tim Cook nói với tờ Shaoshupai (Trung Quốc) bên lề Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) của Apple vào tuần trước. Sự kiện thường niên này được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 10.6 tại trụ sở chính của Apple ở thành phố Cupertino, bang California, Mỹ.

Tim Cook cho biết: “Tôi rất nóng lòng muốn xem các bạn sẽ làm gì tiếp theo”.

Trong một video do tờ China Daily phát hành hôm 14.6, Tim Cook được trích dẫn nói rằng 5 triệu nhà phát triển Apple đã đăng ký ở Trung Quốc đại lục, bao gồm cả Hồng Kông, chiếm khoảng 1/6 trong cộng đồng nhà phát triển mạnh mẽ gồm 30 triệu người của công ty trên khắp thế giới.

Họ đã biến Trung Quốc trở thành một trong những cộng đồng nhà phát triển sôi động nhất trên toàn thế giới”, Tim Cook cho hay.

Giám đốc điều hành Apple tổ chức các cuộc nói chuyện với một số nhà phát triển Trung Quốc vào tuần trước, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước này. Trong đó có nhà sáng lập Blink Academy - Lin Jiashu (tạo ra ứng dụng máy ảnh Nomo và Protake); Liang Yilun, đồng sáng lập của Miidii Tech (có trụ sở tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc); Liu Wei, đồng sáng lập của nhà phát triển game miHoYo.

Là nhà phát triển đằng sau game Genshin Impact, MiHoYo (công ty có trụ sở tại thành phố Thượng Hải) đã có màn ra mắt lớn nhất từ ​​trước đến nay cho một game Trung Quốc vào tháng 9.2020.

ceo-apple-lai-khen-nha-phat-trien-phan-mem-trung-quoc.jpg
Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple,  đứng trước một dãy MacBook Air mới chạy chip M2 được trưng bày tại buổi khai mạc WWDC - Ảnh; Reuters

Dù bài phát biểu quan trọng của Tim Cook tại WWDC năm nay không đề cập cụ thể đến thị trường Trung Quốc đại lục, Giám đốc điều hành Apple vẫn giữ được thiện chí với các nhà phát triển phần mềm nước này.

Tim Cook đã có lịch sử ca ngợi thị trường, người tiêu dùng và các nhà phát triển Trung Quốc trong các đợt WWDC trước đây. Ví dụ, vào năm 2018, ông cho biết mã QR của Apple và các tính năng mô đun nhận dạng thuê bao kép được lấy cảm hứng từ những gì người tiêu dùng Trung Quốc yêu cầu.

Vào năm 2019, số lượng nhà phát triển Trung Quốc làm việc trên các ứng dụng trên App Store của Apple đã tăng gấp đôi từ 2,5 triệu lên 5 triệu người. Sự tăng trưởng đó một phần nhờ vào việc giới thiệu bộ thiết kế và phát triển của Apple tại Thượng Hải cùng năm 2019, cung cấp hỗ trợ cho các lập trình viên làm việc trên các nền tảng khác nhau của họ bao gồm iOS, iPadOS, watchOS, macOS và tvOS.

Các cuộc thảo luận gần đây giữa Tim Cook với thế hệ nhà phát triển phần mềm Trung Quốc mới phản ánh lợi ích kinh doanh lâu dài của Apple tại quốc gia này, thị trường lớn thứ hai của công ty và địa điểm chính để sản xuất theo hợp đồng với các nhà cung cấp như Foxconn.

Apple dưới thời Tim Cook đã duy trì mối quan hệ êm đẹp với Trung Quốc, bất chấp một số người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm của công ty này ở Trung Quốc.

Tim Cook đứng đầu ủy ban cố vấn cho trường quản lý kinh tế tại Đại học Thanh Hoa, nơi giúp ông tiếp cận với các nhà lãnh đạo quốc gia của Trung Quốc.

Tim Cook đã ký một thỏa thuận với các quan chức chính phủ, ước tính trị giá khoảng 275 tỉ USD, để giúp Trung Quốc phát triển sức mạnh công nghệ của mình và vượt qua các quy định vốn sẽ gây cản trở các thiết bị và dịch vụ Apple trong nước này, theo báo cáo từ hãng tin The Information vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, Apple bị thách thức bởi chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc, dẫn đến sự gián đoạn lớn tại chuỗi cung ứng đại lục, bao gồm các nhà máy bị đóng cửa và chi phí hậu cần tăng cao. Nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn đã chuyển một số năng lực sản xuất sang Việt Nam, do các biện pháp hạn chế tiếp tục đè nặng lên hoạt động của hãng.

Vào tháng 4.2022, Giám đốc tài chính Apple - Luca Maestri cho biết trong cuộc họp báo thu nhập rằng việc phong tỏa và tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ làm giảm doanh thu của công ty lên từ 4 đến 8 tỉ USD trong quý này.

Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của hãng TF Securities, Apple đã bắt đầu xem xét việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và các phong tỏa gần đây đẩy nhanh quá trình này.

Apple chuyển sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhà máy ở Phú Thọ

Một phần dây chuyền lắp ráp iPad được chuyển tới Việt Nam, cụ thể là Phú Thọ. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên máy tính bảng của Apple được sản xuất ngoài Trung Quốc.

Theo trang Nikkei Asia, Apple lần đầu tiên chuyển một số hoạt động sản xuất iPad ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh gián đoạn liên tục do phong tỏa ở các thành phố như Thượng Hải.

BYD, nhà sản xuất và cung cấp iPad lớn ở Trung Quốc, sẽ sớm bắt đầu sản xuất một số lượng nhỏ máy tính bảng Apple tại Việt Nam, theo trang Nikkei Asia. iPad sẽ là dòng sản phẩm lớn thứ hai của Apple được sản xuất tại Việt Nam sau AirPods Pro 2.

Apple cũng yêu cầu một số nhà sản xuất tại Trung Quốc dự trữ các bộ phận linh kiện như bảng mạch, chip để bảo vệ khỏi sự gián đoạn nguồn cung trong tương lai và giảm bớt sự gián đoạn do phong tỏa đang diễn ra, Nikkei Asia đưa tin.

Hơn nữa, Apple còn yêu cầu các nhà cung cấp phải đảm bảo nguồn cung ứng chip, đặc biệt các chip liên quan đến năng lượng dành cho những chiếc iPhone sắp ra mắt. Hãng công nghệ Mỹ đang yêu cầu các nhà cung cấp bên ngoài khu phong tỏa tích trữ lượng hàng tồn kho có thể sử dụng trong nhiều tháng. Yêu cầu này áp dụng cho mọi dòng sản phẩm của Apple gồm iPhone, iPad, AirPods và MacBook.

Song theo nguồn tin Nikkei Asia, sẽ rất rủi ro cho bất kỳ nhà cung cấp nào tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Apple khi có dấu hiệu cho thấy nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng đang chậm lại do lạm phát và chi phí năng lượng gia tăng. Nếu Apple không sử dụng hết lượng hàng tồn kho này, các nhà cung cấp có thể bị bỏ rơi.

Một giám đốc chuỗi cung ứng nói với Nikkei Asia: "Kho hàng dự trữ bổ sung đó có thể trở thành gánh nặng khổng lồ cho các nhà cung cấp nếu việc sản xuất của các nhà cung cấp khác không bị gián đoạn bởi phong tỏa lần nữa".

Ông nói thêm rằng, dù phần lớn các nhà cung cấp đều đồng ý gia tăng lượng hàng tích trữ nhưng chắc chắn không tăng nguồn cung đủ để bù đắp cho việc thiếu hụt của các đối thủ khác.

Trong khi đó, chính quyền Thượng Hải cho biết sẽ mở cửa hơn nữa thành phố từ ngày 1.6 với trọng tâm nhằm giúp các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.

Việc phong tỏa kéo dài 2 tháng qua ở Thượng Hải đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho lĩnh vực công nghệ vốn đã bị cản trở bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra.

Quanta Computer, một nhà cung cấp khác cho Apple, đã bị giám sát vì hệ thống làm việc khép kín khiến công nhân phải ở trong các ký túc xá trong khuôn viên và làm dấy lên các cuộc phản đối.

Apple đã có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào việc ra quyết định ở Bắc Kinh và các mối quan hệ thương mại với Mỹ, nhưng điều đó đã bị đình trệ khi đại dịch bắt đầu, theo tờ The Wall Street Journal.

Một số nhà sản xuất iPhone đã được chuyển đến nhà máy Foxconn vào năm 2017 gần thành phố Chennai, Ấn Độ, nhưng khoảng 90% sản phẩm của họ vẫn đang được sản xuất tại Trung Quốc, các nhà phân tích nói với The Wall Street Journal.

Khoảng 58 triệu chiếc iPad đã được xuất xưởng vào năm ngoái, so với 233 triệu iPhone.

Hồi tháng 1.2022, theo nguồn tin của Nikkei Asia, Apple cân nhắc dời một số dây chuyền sản xuất iPad ra khỏi Trung Quốc, song đại dịch bất ngờ bùng phát tại Việt Nam khiến kế hoạch chậm trễ.

Nhà máy sản xuất iPad ở Phú Thọ

Tháng 12.2021, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép xây dựng số 33/GPXD cho Công ty TNHH BYD Việt Nam, triển khai dự án Nhà máy điện tử BYD Việt Nam giai đoạn 1 tại Khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Theo kế hoạch đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào tháng 9.2021, dự án bao gồm 2 giai đoạn. Nhà máy BYD Việt Nam giai đoạn 1 gồm nhà xưởng diện tích 200.000m2, công suất mỗi năm gồm 4.325.069 máy tính bảng và 50 triệu sản phẩm lăng kính quang học.

Tổng vốn đầu tư dự án là 6.231 tỉ đồng, tương đương 270 triệu USD. Nhà máy giai đoạn 1 của BYD dự kiến sản xuất hàng loạt từ tháng 6.2022.

Vào tháng 3.2022, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương và Công ty TNHH Điện tử BYD Việt Nam tổ chức diễn đàn trao đổi, cung cấp thông tin về chính sách, quy trình tuyển dụng lao động của công ty.

Bài liên quan
EU đạt được thỏa thuận, Apple phải thay cổng Lightning thành USB-C trên iPhone từ 2024
Apple sẽ phải thay đổi cổng kết nối trên iPhone được bán ở châu Âu từ năm 2024 khi các nước Liên minh châu Âu (EU) và các nhà lập pháp của EU đã đồng ý về một cổng sạc di động duy nhất cho ĐTDĐ, máy tính bảng và máy ảnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CEO Apple lại khen các nhà phát triển phần mềm Trung Quốc mặc căng thẳng địa chính trị gia tăng