AstraZeneca sẽ bắt đầu thu lợi nhuận từ vắc xin khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu.

CEO AstraZeneca: Phải chấp nhận COVID-19 như bệnh cúm, có thể cần tiêm liều vắc xin tăng cường thường xuyên

Sơn Vân | 13/11/2021, 11:54

AstraZeneca sẽ bắt đầu thu lợi nhuận từ vắc xin khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu.

Hãng dược Anh – Thụy Điển cho biết COVID-19 đang trở thành bệnh đặc hữu (bệnh phổ biến, trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày) và cam kết cung cấp vắc xin với giá gốc là không còn cần nữa.

Giám đốc điều hành AstraZeneca - Pascal Soriot kêu gọi các quốc gia chấp nhận rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lưu hành theo cách tương tự như bệnh cúm khi cuộc sống trở lại bình thường.

Ông nói: "Chúng tôi thực sự bắt đầu dự án này để giúp đỡ, nhưng chúng tôi cũng nói rằng ở một số giai đoạn trong tương lai, chúng tôi sẽ chuyển sang đơn đặt hàng thương mại. COVID-19 đang trở thành dịch bệnh đặc hữu và chúng ta phải học cách sống chung với nó".

Các chuyên gia tin rằng nước Anh đang ở trên đỉnh điểm của đại dịch - nơi mức độ lây nhiễm tương đối ổn định thay vì tăng theo từng đợt lớn - sau khi các ca COVID-19 giảm đều đặn mà không có các hạn chế trong tháng này. Các nước châu Âu khác như Áo và Đức đang có mức tăng mạnh ca mắc COVID-19, nhưng được cho là có khả năng trở thành dịch bệnh đặc hữu trong vòng vài tháng.

AstraZeneca nói rằng họ sẽ "dần dần chuyển đổi vắc xin để có lợi nhuận khiêm tốn" và đã bắt đầu thực hiện các thỏa thuận với người mua cho năm tới trên cơ sở này. Hiện AstraZeneca sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin COVID-19 với giá gốc (2,4 - 3 USD/liều).

AstraZeneca, doanh nghiệp có trụ sở chính tại Cambridge (Anh), là nhà sản xuất vắc xin hiếm hoi từ ​​bỏ lợi nhuận khi COVID-19 tấn công toàn cầu, như một phần trong nỗ lực đảm bảo nó có giá cả phải chăng đến nhiều quốc gia nhất có thể. Là đối thủ của AstraZeneca, Pfizer có tỷ suất lợi nhuận gần 30% và dự kiến ​​kiếm được 36 tỉ USD (27 tỉ bảng Anh) từ doanh số bán hàng.

Mặc dù vậy, AstraZeneca đã trở thành một quả bóng chính trị trong thời kỳ đại dịch. Vắc xin AstraZeneca đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ các chính trị gia Liên minh châu Âu (EU) trong năm qua, bao gồm cả những tuyên bố sai lầm của Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron rằng nó "gần như không hiệu quả" với những người lớn tuổi.

EU cũng tìm cách đổ lỗi cho việc triển khai tiêm phòng COVID-19 chậm ban đầu là do AstraZeneca thất bại trong việc cung cấp vắc xin như đã hứa.

Ông Pascal Soriot cho biết AstraZeneca sẽ kiếm được lợi nhuận từ vắc xin COVID-19 của mình thấp hơn so với các đối thủ và rằng vắc xin sẽ không bao giờ có "giá cao".

Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ có cơ cấu định giá theo từng cấp trên toàn thế giới và chúng tôi sẽ đảm bảo rằng vắc xin của chúng tôi có giá cả phải chăng với mọi quốc gia".

Ketan Patel, nhà quản lý quỹ tại Edentere - cổ đông của AstraZeneca, cho biết các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ cách AstraZeneca định giá vắc xin của mình.

Ông nói: "Có một phần lớn dân số trên toàn cầu vẫn phải tiêm vắc xin COVID-19. Tôi nghĩ họ có thể biện minh cho một khoản lợi nhuận khiêm tốn, nhưng nếu thu quá nhiều lợi nhuận thì họ sẽ phải xem xét giá cả".

Các giao dịch mà AstraZeneca sẽ kiếm được lợi nhuận bao gồm việc cung cấp liều vắc xin COVID-19 thứ nhất và thứ hai cũng như mũi tăng cường khả năng miễn dịch. Công ty nói không thể tiết lộ nơi họ thực hiện các thỏa thuận này.

AstraZeneca hiện cung cấp vắc xin COVID-19 cho hơn 180 quốc gia và chiếm tỷ suất lợi nhuận khoảng 90% trong tất cả liều vắc xin được phân phối ở Ấn Độ. AstraZenena cũng là loại vắc xin được sử dụng rộng rãi nhất ở Brazil trong mùa hè này.

Liều vắc xin tăng cường thường xuyên có thể cần thiết để chống lại vi rút, ông Pascal Soriot nói thêm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng do AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ các nước đang phát triển, nên rất ít thương vụ mới của công ty có khả năng sinh lợi.

Adam Barker, thuộc công ty Shore Capital, nhận định: "Vắc xin AstraZeneca chủ yếu được sử dụng ở các nước đang phát triển. Có thể một số quốc gia muốn sử dụng vắc xin này vì nó vẫn rẻ hơn Pfizer hoặc Moderna, nhưng tôi nghĩ hầu hết các nước phát triển sẽ sử dụng vắc xin mRNA".

AstraZeneca cho biết lợi nhuận đạt được trong quý 4 từ vắc xin COVID-19 sẽ bù đắp chi tiêu của hãng về nghiên cứu liệu pháp kháng thể điều trị bệnh này.

Công ty đã có doanh thu 1 tỉ USD từ vắc xin COVID-19 của mình trong quý 2, giúp doanh số cao hơn 48% lên 9,9 tỉ USD.

AstraZeneca là nhà cung cấp vắc xin COVID-19 lớn thứ hai theo số lượng và vẫn chiếm phần lớn nguồn cung của COVAX để phân phối cho các quốc gia đang phát triển. AstraZeneca đã bán được hơn 2,2 tỉ USD vắc xin COVID-19 kể từ đầu năm nay.

ceo-astrazeneca-cac-nuoc-can-chap-nhan-covid-19-se-tiep-tuc-luu-hanh-nhu-benh-cum.jpg
Giám đốc điều hành AstraZeneca - Pascal Soriot

AstraZeneca đã thông báo về sự thay đổi chính sách vài ngày sau khi tiết lộ rằng sẽ tách các phương pháp điều trị bằng vắc xin COVID-19 và liệu pháp kháng thể thành một bộ phận mới.

Người phát ngôn của AstraZeneca cho biết bộ phận mới được dẫn dắt bởi Phó chủ tịch điều hành ở châu Âu và Canada - Iskra Reic, sẽ kết hợp nghiên cứu và phát triển, sản xuất, cũng như các nhóm thương mại và y tế.

"Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào vắc xin COVID-19 của chúng tôi, sự kết hợp kháng thể tác dụng lâu dài với vắc xin do chúng tôi phát triển để đối phó nhiều biến thể đang được quan tâm, cũng như danh mục hiện có của chúng tôi cho bệnh vi rút đường hô hấp", người phát ngôn của AstraZeneca nói.

Quyết định thành lập bộ phận mới được đưa ra sau 18 tháng đầy xáo trộn với AstraZeneca, công ty kết hợp với Đại học Oxford (Anh) phát triển vắc xin COVID-19.

Các vấn đề sản xuất buộc AstraZeneca phải cắt giảm việc giao hàng cho Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay, khiến khối này khởi động một thách thức pháp lý mà hiện đã được giải quyết.

Các chính phủ cũng đã hạn chế việc sử dụng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca ở một số nhóm tuổi nhất định do có liên quan đến các tình trạng đông máu hiếm gặp. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nói rằng lợi ích tổng thể của vắc xin này vượt trội hơn bất kỳ rủi ro nào.

Việc AstraZeneca nộp đơn để được Mỹ phê duyệt cho vắc xin COVID-19 của mình cũng mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Thế nhưng, những kết quả tích cực từ các thử nghiệm về hỗn hợp kháng thể như liều thuốc phòng ngừa COVID-19 đã mang lại cho AstraZeneca sự thúc đẩy lớn, có khả năng định vị nó như một nhà cung cấp cả vắc xin và phương pháp điều trị bệnh này. Việc điều trị bằng kháng thể đang được các cơ quan quản lý châu Âu xem xét.

AstraZeneca công bố lỗ ròng 1,65 tỉ USD vào quý 3/2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái thu lợi nhuận sau thuế là 650 triệu USD.

Hãng này cho biết các chi phí tăng cao hơn trong quý 3/2021 sau khi tiếp quản công ty công nghệ sinh học Mỹ - Alexion, trong đó có chi phí từ nghiên cứu, phát triển nhiều dự án, bao gồm cả thuốc trị COVID-19.

Cổ phiếu AstraZeneca đã giảm sau khi lợi nhuận quý 3 không đạt kỳ vọng trước khi phục hồi dần. Hiện công ty có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 141 tỉ bảng Anh, cao nhất trên FTSE 100 (chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London).

Bài liên quan
Tổng thống Hàn Quốc nhận mũi vắc xin Pfizer tăng cường sau 2 liều AstraZeneca
Tổng thống Moon Jae-in đã được tiêm mũi vắc xin tăng cường Pfizer - BioNTech, gần 6 tháng sau khi ông nhận liều thứ hai vắc xin của AstraZeneca.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CEO AstraZeneca: Phải chấp nhận COVID-19 như bệnh cúm, có thể cần tiêm liều vắc xin tăng cường thường xuyên