Chiều 28.11 ghi nhận 2 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh từ Nga và Nhật Bản được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.341 bệnh nhân.

Chiều 28.11 có thêm 2 người trở về từ Nga, Nhật Bản mắc COVID-19

28/11/2020, 18:28

Chiều 28.11 ghi nhận 2 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh từ Nga và Nhật Bản được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.341 bệnh nhân.

Bản tin 18 giờ ngày 28.11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 2 ca mắc mới COVID-19 nhập cảnh từ Nga và Nhật Bản được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.341 bệnh nhân.

Tính đến 18 giờ ngày 28.11, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25.7 đến nay là 551 ca.

Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 87 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17.8 đến nay, đã 102 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Tại TP.Hồ Chí Minh, đến nay, đã 119 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Thông tin 2 ca mắc mới (BN1340-1341) là các ca nhập cảnh, đều được cách ly ngay tại Khánh Hòa. Cụ thể:

- CA BỆNH 1340 (BN1340) tại Khánh Hòa: nam, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Nam Ngạn, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 13.11, bệnh nhân trên từ Nhật Bản vể Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ8650, được cách ly ngay sau nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm tại Khánh Hòa.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 27.11 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

- CA BỆNH 1341 (BN1341) tại Khánh Hòa: nữ, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngày 24.11, bệnh nhân trên từ Nga về Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay QH9195, được cách ly ngay sau nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm tại Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 27.11 dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa. Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 4 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2, đều được cách ly ngay tại tỉnh Khánh Hòa.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.994, trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 184; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.935; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 875.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 9 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN1191-BN1203-BN1187-BN1224-BN1182-BN1284-BN1285-BN1249-BN1281.

Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.179 bệnh nhân/ 1.341 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với vi rút SARS-CoV-2: 6 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca; số ca âm tính lần 3: 12 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Theo đó, với 400.649 ca tử vong trong số 17.606.370 ca mắc bệnh, châu Âu hiện là khu vực ghi nhận số ca tử vong do dịch COVID-19 cao thứ hai trên thế giới, sau Mỹ Latinh và Caribe. Đáng chú ý, riêng tuần qua châu Âu có tới 3.147 ca tử vong, mức cao nhất theo tuần kể từ khi đại dịch bùng phát.

Anh là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất ở châu Âu, chiếm gần 70% với 57.551 ca trong gần 1,6 triệu ca mắc. Tiếp đến là Italy với 53.677 ca tử vong và 1,5 triệu ca mắc, Pháp với 51.914 ca tử vong và 2,2 triệu ca mắc, Tây Ban Nha (44.668 ca tử vong và 1,6 triệu ca mắc) và Nga (39.068 ca tử vong và 2,2 triệu ca mắc).

Theo SKĐS
Copy Link
Bài liên quan
Cà Mau: Người phụ nữ tử vong vì COVID-19 khi đi xuất khẩu lao động ở Ả Rập Xê Út
Tối 23.11 ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau (Cà Mau) xác nhận có việc 1 nữ lao động tử vong do nhiễm COVID-19 khi đang lao động tại Ả Rập Xê Út.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiều 28.11 có thêm 2 người trở về từ Nga, Nhật Bản mắc COVID-19