Chỉ trong 3 ngày Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hai ngày giảm sâu và một phiên cuối tuần điều chỉnh tăng nhẹ. 

Chứng khoán Việt Nam “phản ứng mạnh” khi Trung Quốc phá giá

Một Thế Giới | 15/08/2015, 19:55

 Chỉ trong 3 ngày Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hai ngày giảm sâu và một phiên cuối tuần điều chỉnh tăng nhẹ. 

Từ ngày 11-13.8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã liên tục phá giá đồng nhân dân tệ. Chỉ trong 3 ngày, đồng tệ mất giá 4,6% so với đồng USD. Động thái của PBOC đã tác động tới chứng khoán toàn cầu, và chứng khoán của Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Trước tình trạng này,  cổ phiếu ồ ạt bán ra ở hầu hết các nhóm khiến thị trường suy giảm mạnh. Cụ thể, chứng khoán đã mất gần 19 điểm trong 2 phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index đã giảm sâu xuống dưới mốc 600 điểm, đóng cửa chiều 13.8 với 594,2 điểm.
Để hiểu rõ thêm về sự tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?. PV báo Điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Bảo Ngọc-Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MBS.
Thưa ông ! Ông có thể cho biết việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
Trung Quốc 3 ngày gần đây liên tục có sự thay đổi về nội, tỉ giá. Và hiện nay chính sách của Trung Quốc gần như thả nổi đồng nhân dân tệ. Có nghĩa là mỗi ngày nước này sẽ cập nhật một tỷ giá mới, biên độ dao động trong ngày hôm đó là +/-2%. Trước đây, Trung Quốc luôn kích để tỷ giá cố định, còn giờ thì mỗi buổi sáng trên thị trường tiền tệ TQ sẽ công bố mức tỷ giá mới.
Như vậy, rủi ro với thị trường là rất cao. Nếu phá giá đồng NDT quá nhiều sẽ dẫn tới việc các nước có quan hệ thương mại với TQ sẽ bị thâm hụt thương mại lớn. Khi phá giá như vậy, nước này sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, trong khi đó các nước khác thì xuất khẩu sang TQ lại khó vì đồng tiền rẻ hơn và hàng hóa sẽ rẻ hơn tương ứng. Khi đó, TQ sẽ khôi phục sản xuất trong nước.
Đứng trước bối cảnh này, áp lực tăng tỷ giá của Việt Nam là rất lớn. Việt Nam đang đứng trước câu chuyện là phải phá giá đồng tiền của mình, nếu như không muốn là nước bị thâm hụt thương mại lớn đối với Trung Quốc.
Nếu để tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra thì đồng tiền VN cũng sẽ mất giá. Không những vậy, nguồn dự trữ ngoại hối, ngoại tệ sẽ suy giảm do thâm hụt thương mại.
Vậy theo ông Việt Nam cần phải làm gì?
Để đối phó với tình trạng này thì Việt Nam buộc phải tăng theo để trung hòa bớt, cái tác động lên thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, khi tăng tỷ giá thì nợ công, nợ nước ngoài và lạm phát tại VN cũng tăng theo, dòng vốn từ nước ngoài sẽ ngừng giải ngân.
Tỷ giá biến động mạnh sẽ khiến cho quá trình giảm lãi suất chậm lại, bởi phá giá đồng tiền thì không thể nào giảm thêm lãi suất.
Như vậy, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán. Lúc đó bản thân doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn và thiệt thòi. 
Đáng ra doanh nghiệp phải được giảm lãi suất thì giờ không được giảm nữa, kéo theo chi phí tăng, triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Khi mà triển vọng doanh nghiệp giảm thì thị trường chứng khoán không thể nào phát triển được.
Trung Quoc pha gia
Ông Đỗ Bảo Ngọc- Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MBS
Ông đánh giá như thế nào về động thái của thị trường những ngày gần đây?
Thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng khá mạnh trước việt TQ phá giá đồng nhân dân tệ. Việt Nam đã có 2 phiên giao dịch giảm rất mạnh khi mất gần 19 điểm. Chỉ số VN-Index đã giảm sâu xuống dưới mốc 600 điểm, đóng cửa chiều 13.8 với 594,2 điểm.
So với các nước trong khu vực thì nền kinh tế Việt Nam còn yếu, khi đứng trước một tình thế như vậy nhà đầu tư sẽ bối rối, lo lắng hơn và thị trường cũng suy giảm nhiều hơn so với thị trường khác. Rất nhiều nhà đầu tư bi quan đã chốt lời, thậm chí một số người còn cắt lỗ để đi ra.
Trước áp lực căng thẳng tỷ giá, tôi nghĩ thị trường chứng khoán sẽ còn khả năng suy giảm nữa nên nhiều người sẽ bán ra và trở lại vào một thời điểm tốt hơn.
Ông nghĩ gì trước ý kiến rằng Trung Quốc đang châm ngòi cho một “cuộc chiến tiền tệ” ?
Tôi nghĩ cuộc chiến tiền tệ thực tế sẽ diễn ra bởi vì khi Trung Quốc thả nổi tiền tệ thì việc phá giá đồng nhân dân tệ vẫn chưa dừng lại. Khi thực hiện chính sách thả nổi thì không có gì chắc chắn đồng tiền Trung Quốc sẽ không còn mất giá nữa.
Đồng nhân dân tệ bị phá giá quá nhiều thì chắc chắn các nước xung quanh không thể ngồi yên nếu không muốn bị thâm hụt thương mại.
Do đó, sẽ xảy ra tình trạng domino, tức là các nước xung quanh sẽ phá đồng tiền của mình. Khi đó cuộc chiến phá giá đồng nội tệ thực sự sẽ xảy ra.
Xin cảm ơn ông !
Phan Diệu

Bài liên quan
Nâng hạng thị trường chứng khoán, dòng vốn sẽ thay đổi về chất
Tại Việt Nam, đa số các công ty chứng khoán đều có kế hoạch tăng vốn trong năm 2024 và 2025/ Đây là bước chuẩn bị cho cuộc chơi lớn nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng khoán Việt Nam “phản ứng mạnh” khi Trung Quốc phá giá