Biến chủng Delta Plus đang trở thành mối lo ngại lớn khi đã xuất hiện ở 9 quốc gia trên thế giới.

COVID-19: Biến chủng Delta Plus xuất hiện ở 9 quốc gia, lây nhanh, rủi ro cao

Đan Thuỳ | 23/06/2021, 10:16

Biến chủng Delta Plus đang trở thành mối lo ngại lớn khi đã xuất hiện ở 9 quốc gia trên thế giới.

Ngày 22.6, Bộ Y tế Ấn Độ phát đi cảnh báo rằng biến chủng Delta Plus đã trở thành “biến chủng đáng lo ngại” ở nước này.

Biến chủng Delta Plus chính là biến chủng Delta có thêm một đột biến bổ sung được gọi là K417N. Delta Plus chia thành ít nhất 2 nhóm: Delta-AY.1 và Delta AY.2. Hiện nay, theo các nhà khoa học thì Delta AY.1 dường như phổ biến nhất.

Liên minh giải trình tự gien của Ấn Độ đã phân loại biến chủng Delta Plus là một dạng biến chủng đáng lo ngại sau khi ghi nhận 22 trường hợp mắc biến chủng này ở 3 bang là Maharashtra, Kerala và Madhya Pradesh.

Được biết biến chủng Delta Plus có khả năng lây lan nhanh, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và có khả năng làm giảm phản ứng với điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

covid-an-do-reuters.jpg
Biến chủng Delta Plus có khả năng lây lan nhanh, gây rủi ro cao hơn biến chủng Delta - Ảnh: Internet

Bộ Y tế Ấn Độ đã ra khuyến cáo 3 bang trên cần tập trung vào các biện pháp phòng dịch như thực hiện kiểm dịch cộng đồng, xét nghiệm diện rộng đồng thời đẩy nhanh việc tiêm chủng.

"Các trường hợp nhiễm biến thể Delta Plus trông có vẻ chưa nhiều nhưng chúng tôi không muốn chúng bùng phát", Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan cho biết.

Các chuyên gia cảnh báo biến chủng Delta Plus có khả năng lây lan nhanh gấp 2 lần biến chủng Delta và có độc lực mạnh khiến tỷ lệ các ca mắc phải nhập viện tăng cao.

Biến chủng này đã có mặt ở 9 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ba Lan, Trung Quốc, Nepal và Nga.

Tính đến ngày 18.6, cơ quan y tế nước Anh đã ghi nhận 36 ca nhiễm biến chủng Delta Plus và 2 trong số này có thể đã nhiễm Delta AY.1 ở Anh.

Đột biến K417N cũng được phát hiện trong biến chủng Beta xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi. Nó nằm trong protein đột biến của vi rút, giúp giải thích lý do biến chủng Beta kháng vắc xin một phần.

Biến chủng Delta vẫn đang lây lan nhanh trên toàn cầu, nhiều chính phủ đang thúc giục người dân sớm đi tiêm chủng. Hiện nay, vắc xin vẫn đang phát huy hiệu quả trước biến chủng Delta.

960x0-1616247051288.jpg
Các loại vắc xin hiện nay vẫn đang có hiệu quả đối với biến chủng Delta - Ảnh: Internet

Đài NBC ngày 23.6 dẫn lời chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cho rằng biến chủng Delta là “mối đe dọa lớn nhất” đối với việc chống lại COVID-19 tại Mỹ. Mặc cho chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy nhanh nhưng số ca nhiễm biến chủng Delta tại Mỹ đang tăng gấp đôi trong vòng 2 tuần qua.

Tính tới ngày 19.6, hơn 20% số ca mắc mới COVID-19 liên quan tới biến thể Delta, tăng từ 10% vào ngày 5.6.

Ông Fauci cũng nói tại Anh biến thể Delta đã vượt qua biến thể Alpha trong 2 tháng qua. Các ca bệnh do biến thể này gây ra chiếm hơn 95% các ca bệnh mới ở Anh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19: Biến chủng Delta Plus xuất hiện ở 9 quốc gia, lây nhanh, rủi ro cao