Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin tiết lộ tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải khiến một số kế hoạch đóng tàu bị chậm trễ và có thể ảnh hưởng đến việc hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

COVID-19 làm chậm kế hoạch đóng tàu sân bay của Trung Quốc

Cẩm Bình | 17/04/2022, 18:04

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin tiết lộ tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải khiến một số kế hoạch đóng tàu bị chậm trễ và có thể ảnh hưởng đến việc hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc dự định hạ thủy tàu sân bay mới vào ngày 23.4 – đúng dịp kỷ niệm 73 năm thành lập lực lượng này. Nhưng theo nguồn tin giấu tên của SCMP: “Kế hoạch chậm trễ vì dịch bùng phát ở Thượng Hải làm một số thành phần tàu quan trọng bị trì hoãn vận chuyển”.

Tàu sân bay Type 003 được đóng tại nhà máy Giang Nam nằm ở đảo Trường Hưng (Thượng Hải) từ năm 2017. Hình ảnh vệ tinh Google Earth cho thấy hoạt động đóng tàu đã gần hoàn thành: ba bệ phóng sẵn sàng đưa vào sử dụng nhưng hệ thống nâng máy bay ra khỏi nhà chứa trên tàu chưa lắp đầy đủ.

shang.jpg
Hình ảnh tàu sân bay tại nhà máy Giang Nam - Ảnh: Google Earth

Không giống hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông dùng đường băng nhảy cầu, Type 003 sở hữu đường băng thẳng cần bệ phóng điện từ phức tạp như hệ thống dùng trên cách tàu sân bay tân tiến trên thế giới.

Nguồn tin tiết lộ nhà máy Giang Nam đang thiếu người vì hầu hết doanh nghiệp quốc doanh tại địa phương phải chi viện một phần nhân lực cho nỗ lực chống dịch. Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc (CSSC) cho biết nhà máy đã đóng góp vào cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách giúp xây dựng ba bệnh viện dã chiến với hơn 4.400 giường trên đảo Trường Hưng trong vòng một tuần.

Hoạt động đóng tàu sân bay trì hoãn khiến kế hoạch đóng hai tàu tiếp vận chậm trễ. Theo nguồn tin: “Đóng tàu tiếp vận chỉ có thể được thực hiện khi xưởng đóng tàu sân bay trống. Nhưng hiện tại mọi việc đều đình trệ”.

Không chỉ đóng tàu quân sự, CSSC còn là đơn vị đóng tàu thương mại lớn nhất thế giới. Tuần trước tập đoàn tuyên bố trong năm nay sẽ cung cấp gần một chục tàu chở dầu khổng lồ để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng. Báo cáo công bố tháng 2 trước của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cũng cho biết nhà máy Giang Nam đang đóng ít nhất hai tàu container cỡ lớn do tập đoàn hàng hải Evergreen.

Tên của tàu sân bay mới có thể là Giang Tô – theo đúng quy tắc đặt tên theo các tỉnh ven biển từ bắc vào nam.

Một nguồn tin khác tiết lộ hải quân Trung Quốc muốn tổ chức lễ hạ thủy tàu sân bay mới thật long trọng, ít nhất phải như lần hạ thủy tàu Sơn Đông năm 2017. Nhưng làm vậy rất rủi ro vì để nhiều người tập trung trên không gian hạn chế của tàu có thể biến buổi lễ thành sự kiện siêu lây nhiễm.

Đến nay Trung Quốc chỉ mới có tàu sân bay Liêu Ninh đạt mức độ sẵn sàng chiến đấu cơ bản. Không rõ vì sao tàu Sơn Đông chưa đạt đến mức độ này. Hai tàu Liêu Ninh, Sơn Đông cùng chiếc Type 003 đều sử dụng động cơ thông thường, tàu sân bay thứ tư - vừa bắt đầu đóng vào năm ngoài - có thể được cung cấp năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 làm chậm kế hoạch đóng tàu sân bay của Trung Quốc