Đầu tháng 4, tài xế xa tải Dong Zhigang hoàn thành công việc ở thành phố ven biển Nam Thông và bắt đầu hành trình về quê ở Liên Vân Cảng, cùng thuộc tỉnh Giang Tô. Thông thường chuyến đi chỉ mất 4 tiếng đồng hồ.

Tài xế xe tải cực khổ vì chính sách ‘Zero COVID’ của Trung Quốc

Cẩm Bình | 17/04/2022, 12:44

Đầu tháng 4, tài xế xa tải Dong Zhigang hoàn thành công việc ở thành phố ven biển Nam Thông và bắt đầu hành trình về quê ở Liên Vân Cảng, cùng thuộc tỉnh Giang Tô. Thông thường chuyến đi chỉ mất 4 tiếng đồng hồ.

Nhưng đến ngày 15.4, nghĩa là 9 ngày sau khi xuất phát, anh vẫn chưa về đến nhà.

Như nhiều tài xế xe tải khác, Dong là nạn nhân của chính sách “Zero COVID” "cứng rắn" mà Trung Quốc vẫn duy trì cho đến nay. Anh đã chạy hết tuyến cao tốc dẫn về quê trước khi được thông báo phải cách ly tập trung 14 ngày với chi phí ít nhất 240 Nhân dân tệ/ngày, sau đó là 7 ngày cách ly tại nhà.

Ngày đó, Dong có kết quả xét nghiệm âm tính và không về từ vùng nguy cơ cao hay trung bình nào. Tuy nhiên giới chức địa phương chẳng buồn... bận tâm.

“Họ nói không cần biết tôi về từ đâu”, Dong kể lại.

taads-chinesetruckers-15042022.jpg
Tài xế xe tải là nạn nhân của chính sách "Zero COVID" cứng rắn - Ảnh: Reuters

Địa phương cung cấp cho tài xế 2 bữa ăn mang đi mỗi ngày nhưng không có nhà vệ sinh hay nơi tắm rửa. Vào tối 14.4, một nhóm công an đến nói với Dong cùng các tài xế đi cùng rằng, họ phải rời đi ngay lập tức nếu không sẽ bị phạt và tước giấy phép lái xe.

Dong cho biết cảnh sát không cần biết họ đi đâu. Cả nhóm quyết định di chuyển đến một lối ra cao tốc khác xa hơn. Ngày 15.4, Dong - đang nóng lòng về nhà làm việc đồng áng - chuẩn bị bước vào thời gian cách ly tập trung.

Theo số liệu chính thức, trong tháng này có hàng trăm trạm thu phí tại các lối ra cao tốc và trạm dịch vụ cao tốc đóng cửa. Dong kể: “Tôi lái xe suốt 7 - 8 tiếng đồng hồ không nghỉ. Không có điểm nào ra khỏi cao tốc”.

Sau khi chính phủ yêu cầu khơi thông các tuyến đường đầu tuần qua, số lối ra và trạm dịch vụ đóng cửa ở một số nơi mới giảm xuống. Tuy nhiên, đến đêm 14.4 trên địa bàn Giang Tô vẫn còn 91 lối ra và 44 trạm dịch vụ chưa mở. Chính quyền Giang Tô chưa đưa ra bình luận gì về trường hợp của Dong.

Mỗi địa phương tại Trung Quốc áp dụng quy định phòng chống dịch khác nhau, và nhiều nơi rất thận trọng. Dong cho biết số chuyến hàng cùng thu nhập của mình đã giảm một nửa kể từ đầu tháng 3 do tác động từ chính sách “Zero COVID”. Anh cũng chứng kiến không ít tai nạn và khiến người dân căng thẳng, mệt mỏi.

“Sau đợt cách ly này tôi không muốn lái xe nữa. Tôi nghĩ tôi sẽ ở lại quê làm nông”, Dong chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tài xế xe tải cực khổ vì chính sách ‘Zero COVID’ của Trung Quốc