Hàng nghìn người Palestine đã tham gia cuộc tuần hành "ngày giận dữ’ để phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel tại Bethlehem. Cuộc biểu tình này đã biến thành bạo động.

Cuộc biểu tình của người Palestine vì Jerusalem biến thành bạo động

Hà Ngọc Bách | 08/12/2017, 08:15

Hàng nghìn người Palestine đã tham gia cuộc tuần hành "ngày giận dữ’ để phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel tại Bethlehem. Cuộc biểu tình này đã biến thành bạo động.

Cuộc biểu tình của hàng nghìn người Palestine hôm 7.12 để phản đối việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã biến thành bạo lực. BBC đưa tin ít nhất 104 người Palestine bị thương, một số người trong tình trạng nguy kịch.

Tại đây, lực lượng an ninh Israel bắn đạn cao su và hơi cay để đáp trả và giải tán đám đông, trong khi hàng trăm người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine", đốt lốp xe, ném gạch đá vào các binh sĩ Israel.

Thậm chí truyền thông cho biết ở Dải Gaza, lực lượng Israel dùng đạn thật để đáp trả người biểu tình ném gạch đá qua hàng rào phân cách. Tuy nhiên, quân đội Israel phủ nhận dùng đạn thật.

Nhiều người Palestine đã tổ chức những cuộc tuần hành khác ở Bờ Tây, dải Gaza và Đông Jerusalem trong suốt cả ngày để phản đối quyết định của Mỹ. Lãnh đạo của Palestine đã ra một tuyên bố kêu gọi người dân tổng đình công trên khắp lãnh thổ.

Trước đó, ngày 7.12 ông Donald Trump đã công bố rằng ông coi Jerusalem là thủ đô của Israel và ôngđã bắt đầu quá trình di chuyển Đại sứ quán của Mỹ từ Tel Aviv tới thành phố này, trong sự bực tức của lãnh đạo Palestine và những nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Ngược lại Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhanh chóng cám ơn Mỹ cũng như Tổng thống Donald Trump vì quyết định gây tranh cãi của mình.

Hiện không có bất kỳ quốc gia nào đặt sứ quán tại Jerusalem. Israel đã chiếm Tây Jerusalem trong cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel vào năm 1948, tạo ra một làn sóng trục xuất 750.000 người Palestine, một sự kiện được ghi nhận là (thảm họa) khi Israel chính thức được thành lập.

Sau đó, Israel lại chiếm nốt Đông Jerusalem vào năm 1967, nhưng hành động này không được cộng đồng quốc tế công nhận. Người Palestine nói rằng họ muốn Đông Jerusalem là thủ đô của mình trong tương lai, trong khi Israel tuyên bố thành phố này không thể bị tách làm hai.

"Nước Mỹ luôn ủng hộ sự chiếm đóng của Israel. Nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho Jerusalem. Tôi sẵn sàng ngủ trong những ngõ hẻm của Jerusalem cho tới khi nó được giải phóng", một thiếu niên trong đoàn biểu tình người Palestine nói với Al Jazeera, nhưng giấu tên vì sợ bị trả thù.

"Chúng tôi không có súng máy hay máy bay chiến đấu chống lại những người lính này (Israel). Chúng tôi biết hành động ném đá của mình không gây ra được gì nhiều, nhưng đây là một biểu tượng chống lại quyết định của ông Trump. Làm thế nào mà ông ta có thể cho đi một vùng đất mà ông ta không sở hữu", một người biểu tình khác tên Jihad cho biết.

Munther Amira người đứng đầu phong trào đấu tranh tại Bethlehem nói rằng Jerusalem là "lằn ranh đỏ" cho người Palestine.

"Quyết định này là trái với công pháp quốc tế và chống lại những quyền của người Palestine", ông Amira nói, trong khi mắt ông đỏ hoe vì đạn hơi cay của binh sĩ Israel.

"Nhiều năm qua tiến trình đàm phán hòa bình với giải pháp hai quốc gia được hình thành trên cơ sở Đông Jerusalem là thủ đô của chúng tôi. Trump không chỉ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn chỉ cho chúng ta thấy Mỹ và Israel là một phe", ông Amira nói thêm, khẳng định hành động của ông Trump sẽ chỉ dẫn đến một cuộc nổi dậy bạo lực của người Palestine chống trả cả Israel lẫn Mỹ.

Thiên Hà (theo News 24)

Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc biểu tình của người Palestine vì Jerusalem biến thành bạo động