Tuần lễ phim Nga từ 19-26.5.2015 loại các nước Bắc Mỹ và 3 nước vùng biển Baltic khỏi danh sách công chiếu, thay vào đó là Trung Quốc, Mông Cổ và CHDCNDTriều Tiên. 

Điện ảnh Nga tràn vào châu Á

Một Thế Giới | 30/05/2015, 13:32

Tuần lễ phim Nga từ 19-26.5.2015 loại các nước Bắc Mỹ và 3 nước vùng biển Baltic khỏi danh sách công chiếu, thay vào đó là Trung Quốc, Mông Cổ và CHDCNDTriều Tiên. 

Tuần lễ phim Nga năm nay phủ sóng trên 22 quốc gia,gồm các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên và một số nước thuộc Liên Xô cũ. 
Tuy nhiên, ngoài Monaco, Bộ Văn hóa Nga  không tổ chức chương trình này tại Tây Âu, Mỹ, Canada cũng như các nước thuộc vùng biển Baltic.
Ngân sách và địa điểm trong chiến dịch quảng bá điện ảnh Nga đang dần thu hẹp trong những năm qua. 
Năm 2013, sự kiện diễn ra tại 35 quốc gia với ngân sách 169,8 triệu rúp, nhưng đến năm nay, con số này chỉ còn 22 quốc gia với chỉ 96,7 triệu rúp. 

Danh sách công chiếu năm nay do các phim chiến tranh và thể thao áp đảo, gồm Stalingrad, Battalion,Russian-Ukrainian blockbuster Battle for Sevastopol–câu chuyện về một huyền thoại bắn tỉa mà phát xít Đức không bao giờ giết được.

Ngoài ra, các phim ChampionsLegend No 17Speak of The Devil, Spiral While Nights of Postman Tryapitsyn là những bộ phim thể thao được mong đợi nhất trong sự kiện năm nay.

Hướng đến châu Á và Trung Quốc

Eduard Pichugin,giám đốc điều hành hãngphim Lenfilm, cho rằng chính sách hướng Đông và quay lại khu vực Liên Xô cũ là khá hợp lý bởi ở Mỹ, ngoài cộng đồng người nói tiếng Nga ít ỏi, phim Nga họ gần như không được chào đón.  
Trong khi đó ở khối Warsaw cũ, Nga tìm thấy nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Tại Trung Quốc cũng vậy, thậm chí thế hệ đã sống qua chiến tranh vẫn còn có thể hát vang ca khúc “Katyusha” của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2. 
Tuy nhiên, nhà phê bình phim nổi tiếng của Nga Daniil Dondurey cũng cho rằng chiến dịch công chiếu này nằm trong một chương trình chính trị,  và bỏ qua các vấn đề về tương đồng văn hóa. 
Ông nói: "Tái lập quan hệ với Trung Quốc hay các nước khác chỉ có thể đến một mức độ nhất định. Những người sinh sống tại Nga dù muốn hay không vẫn sẽ thấy mình là người châu Âu, suy nghĩ như người châu Âu và không có nhiều điểm chung với văn hóa châu Á."
Quyền lực mềm được xem là nhân tố quan trọng cấu thành sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế hiện đại. 
Hàn Quốc với làn sóng hallyu đã phần nào giúp quốc gia này khẳng định vị trí trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia châu Á. Do đó, sẽ không quá bất ngờ khi cho rằng sự dịch chuyển văn hóa của Nga có thể là một bước đi hợp lý,  nhưng đồng thời mang một số động cơ chính trị trong chiến lược hướng Đông của Nga.

Lê Nhi (Theo Russia Beyond The Headlines)



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
FPT, Vinaconex 'đau đầu' về giải phóng mặt bằng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tại hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, đại diện Vinaconex, FPT cho biết còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điện ảnh Nga tràn vào châu Á