VASEP kiến nghị Chính phủ đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức "3 tại chỗ".

Doanh nghiệp kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin tại các nhà máy đang hoạt động theo "3 tại chỗ"

Tuyết Nhung | 02/08/2021, 15:27

VASEP kiến nghị Chính phủ đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức "3 tại chỗ".

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) gồm có 270 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Mới đây, Hiệp hội đã gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan báo cáo những khó khăn trong phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà máy chế biến thủy sản.

chebienthuysan-1458546718956.jpg
Doanh nghiệp thủy sản lo ngại tình hình sản xuất bị ảnh hưỏng bởi đại dịch COVID-19 - Ảnh: Internet

Theo đó, hầu hết các tỉnh thành đã yêu cầu doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm" để phòng chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp.

Thực tế, hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ" và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30 - 50% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 - 50% so với trước đây.

Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30 - 40%. Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40 - 50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài. Các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.

Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được "3 tại chỗ" lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn.

Các doanh nghiệp đánh giá, việc thực hiện "3 tại chỗ" chỉ là biện pháp tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần.

Trước thực trạng khó khăn trên, VASEP kiến nghị Chính phủ đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức "3 tại chỗ".

Sau khi được tiêm vắc xin, VASEP kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ".

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.

CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng. Như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng. Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện "3 tại chỗ" như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm... hướng dẫn các biện pháp an toàn "chặt trong, chặt ngoài" kiểm soát các nguồn lây nhiễm.

Hiệp hội đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về "1 cung đường, 2 địa điểm". Trong đó, "1 cung đường" là đảm bảo cung đường từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà với điều kiện có kiểm soát. Còn "2 địa điểm" là tại nhà máy tuân thủ quy định phòng dịch của doanh nghiệp và tại nhà, nơi cư trú sẽ tuân thủ quy định cách ly tại nhà khi cần thiết để bảo đảm chống dịch.

Hiệp hội cũng kiến nghị các chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ; các chính sách ưu tiên về giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện...

Đáng nói, VASEP kiến nghị Chính phủ và Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét chỉ đạo việc không công khai tên của doanh nghiệp nếu có ca nhiễm COVID-19 lên các phương tiện truyền thông.

"Đề xuất này được đưa ra nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và khả năng phục hồi sản xuất", VASEP nhấn mạnh.

Bài liên quan
Tháng 11, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 21,3% so với tháng trước
Trong tháng 11, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tinh gọn bộ máy: Sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Tổng Bí thư
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) vừa yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12.2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2.2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin tại các nhà máy đang hoạt động theo "3 tại chỗ"