Giáo sư Jeffrey Sachs của Đại học Columbia (Mỹ) đã giải tán một đội đặc nhiệm gồm các nhà khoa học điều tra nguồn gốc của COVID-19.

Đội đặc nhiệm điều tra nguồn gốc COVID-19 bị giải tán vì liên quan Viện Vi rút học Vũ Hán

Sơn Vân | 26/09/2021, 19:02

Giáo sư Jeffrey Sachs của Đại học Columbia (Mỹ) đã giải tán một đội đặc nhiệm gồm các nhà khoa học điều tra nguồn gốc của COVID-19.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, nguyên nhân do sự liên kết của lực lượng đặc nhiệm với EcoHealth Alliance (Mỹ), tổ chức phi lợi nhuận đã làm việc với Viện Vi rút học Vũ Hán. Giáo sư Jeffrey Sachs cho biết điều này có nguy cơ dẫn đến nhận thức về sự thiên vị.

Có trụ sở tại thành phố New York, EcoHealth Alliance tập trung vào nghiên cứu và đã phải chịu sự giám sát gắt gao kể từ khi đại dịch bùng phát. Điều này là do liên minh lâu dài của nó với Viện Vi rút học Vũ Hán. Trước khi vi rút SARS-CoV-2 lây lan, cả EcoHealth Alliance và Viện Vi rút học Vũ Hán được cho là đã thu thập, tinh chỉnh coronavirus dơi để khám phá mối đe dọa với con người.

Giáo sư Jeffrey Sachs nói với tờ Wall Street Journal về động lực của ông đằng sau việc giải tán lực lượng đặc nhiệm: “Tôi không muốn một đội đặc nhiệm liên quan rõ ràng đến một trong những vấn đề chính của toàn bộ cuộc tìm kiếm nguồn gốc COVID-19 này, đó là EcoHealth Alliance”.

doi-dac-nhiem-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-bi-giai-tan1.jpg
Giáo sư Jeffrey Sachs

Hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy coronavirus mới có thể bắt nguồn từ phòng thí nghiệm, được truyền sang người từ một loài động vật hoang dã, hoặc là sự thất bại của một thí nghiệm nghiên cứu khoa học khác.

EcoHealth Alliance đã chuyển một phần kinh phí của mình cho Viện Vi rút học Vũ Hán, liên quan đến việc thu thập mẫu từ dơi và những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dơi, The Telegraph đưa tin trước đó. Khoản tài trợ đó bị dừng vào tháng 4.2020 theo lệnh của Tổng thống Trump lúc bấy giờ nhưng đã được phục hồi vào cuối năm 2020.

Chủ tịch của EcoHealth Alliance - Tiến sĩ Peter Daszak (người Anh) lãnh đạo đội đặc nhiệm, liên kết với tạp chí khoa học Lancet, cho đến khi tự nguyện rút khỏi vai trò này vào tháng 6.2021. Ông Peter Daszak khẳng định không có bằng chứng nào ủng hộ lý thuyết rò rỉ coronavirus mới từ phòng thí nghiệm.

Một số thành viên khác của lực lượng đặc nhiệm đã làm việc với Peter Daszak hoặc EcoHealth Alliance trong các dự án, theo Wall Street Journal. Một thành viên cho biết nhóm đã tan rã không có xung đột lợi ích cản trở phương tiện của họ để đánh giá dữ liệu về cách thức vi rút lây nhiễm sang người.

Giáo sư Jeffrey Sachs nói với Wall Street Journal rằng chuyên mục COVID-19 của Lancet sẽ tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc đại dịch trong một báo cáo sẽ được xuất bản vào giữa năm 2022. Thế nhưng, nó sẽ mở rộng phạm vi của mình để bao gồm đầu vào về các mối quan tâm về an toàn sinh học từ các chuyên gia bên ngoài, bao gồm sự giám sát của chính phủ và tính minh bạch về nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Jeffrey Sachs nói thêm nhiều phòng thí nghiệm có công nghệ để tái tạo hoặc tạo ra các loại vi rút mới, nhưng hướng dẫn và quy định về thử nghiệm an toàn không theo kịp.

"Rất nhiều điều đang diễn ra trên khắp thế giới mà không được xem xét kỹ lưỡng hoặc giải thích cho công chúng", Jeffrey Sachs cho hay. Ông không ủng hộ bất kỳ lý thuyết này hơn lý thuyết khác về nguồn gốc của COVID-19.

Wall Street Journal cho biết lực lượng đặc nhiệm Lancet đã theo đuổi cả giả thiết sự cố lây truyền vi rút tự nhiên từ động vật và rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Tiến sĩ Peter Daszak là người có kỹ năng trong việc cố gắng tìm ra những loại vi rút đang gia tăng ở những loài động vật có thể đe dọa con người. Ông từng lên tiếng phản đối suy đoán rằng vi rút có thể phát sinh từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm. Peter Daszak là thành viên của nhóm từng đến thành phố Vũ Hán vào đầu 12.2020 và kết luận rằng rò rỉ vi rút trong phòng thí nghiệm là đặc biệt khó xảy ra.

Cuộc thăm dò do WHO dẫn đầu về nguồn gốc COVID-19 phần lớn đã bị đình trệ trong nhiều tháng. Một báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ, được gửi cho Tổng thống Biden vào tháng 8.2021, không đưa ra kết luận chính xác nào, một phần do sự khan hiếm dữ liệu từ Trung Quốc.

Phân tích mới đang cung cấp các manh mối tiềm năng liên quan đến nguồn gốc của vi rút. Các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur, cơ sở phi lợi nhuận của Pháp, gần đây đã báo cáo rằng đã phát hiện ra 3 coronavirus ở dơi trong các hang động ở miền Bắc Lào gần biên giới với Trung Quốc, giống vi rút SARS-CoV-2 trong đại dịch và có thể lây nhiễm sang tế bào người. Các nhà nghiên cứu cho biết các phát hiện cho thấy các loại vi rút giống SARS-CoV-2 đang lưu hành trong tự nhiên và sẽ lây nhiễm cho những cá nhân tiếp xúc với những con dơi này.

doi-dac-nhiem-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-bi-giai-tan.jpg
Cảnh sát đứng bên ngoài Viện Vi rút học Vũ Hán

Các tài liệu mới cho thấy 18 tháng trước khi những ca COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Vũ Hán đã đệ trình kế hoạch phóng các hạt nano xuyên qua da có chứa protein gai chimeric mới của coronavirus dơi vào loài dơi sống trong hang động tại tỉnh Vân Nam nước này.

Họ cũng đã lên kế hoạch tạo các vi rút chimeric (được cải tiến về mặt di truyền để lây nhiễm sang người dễ dàng hơn) và đề nghị Cục quản lý các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (viết tắt là DARPA, cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ) tài trợ 14 triệu USD cho công việc này.

Giá thầu được đệ trình bởi nhà động vật học người Anh - Peter Daszak của EcoHealth Alliance (tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên đi tìm vi rút mới để ngăn chặn đại dịch xảy ra), đã hợp tác chặt chẽ với Viện Vi rút học Vũ Hán để nghiên cứu về coronavirus dơi.

Các thành viên trong nhóm gồm cả Tiến sĩ Shi Zhengli, nhà nghiên cứu WIV được mệnh danh là “người phụ nữ dơi”, cùng các nhà nghiên cứu Mỹ từ Đại học Bắc Carolina và Trung tâm Sức khỏe Động vật Hoang dã Quốc gia của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.

DARPA từ chối tài trợ cho dự án này và nói rằng: “Rõ ràng là dự án do Peter Daszak đề xuất có thể khiến người dân địa phương gặp rủi ro”.

Các tài liệu cho thấy nhóm nghiên cứu cũng có một số lo ngại về chương trình vắc xin và cho biết họ sẽ “tiến hành tiếp cận giáo dục để công chúng hiểu được những gì họ đang làm và lý do tại sao họ làm điều đó, đặc biệt là do tập quán tiêu thụ dơi trong khu vực”.

Angus Dalgleish, Giáo sư Ung thư học tại St Georges, Đại học London (Anh), cho cho rằng WIV đã thực hiện công việc Gain of function (liên quan đến việc tinh chỉnh vi rút khiến chúng có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, với mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của vi rút với con người) trong nhiều năm trước khi đại dịch diễn ra. Nghiên cứu có thể tiến hành ngay cả khi không có kinh phí.

Peter Daszak cũng là người đứng sau một bức thư được đăng trên tạp chí The Lancet vào năm ngoái, ngăn chặn hiệu quả cuộc tranh luận khoa học về nguồn gốc của COVID-19.

Viscount Ridley, đồng tác giả cuốn sách về nguồn gốc COVID-19 dự kiến phát hành vào tháng 11 tới đây, cho biết: “Hơn một năm, tôi đã cố gắng liên tục đặt câu hỏi với Peter Daszak mà không có phản hồi. Giờ thì hóa ra anh ấy là tác giả của thông tin quan trọng này về hoạt động của vi rút ở Vũ Hán nhưng từ chối chia sẻ với thế giới. Tôi rất tức giận về điều đó, cả thế giới cũng vậy. Peter Daszak và EcoHealth Alliance đã đề xuất đưa các coronavirus dơi chimeric chết người do Viện Vi rút học Vũ Hán thu thập được vào những con chuột được nhân hóa (chuột mang gen, tế bào, mô và cơ quan chức năng của con người - PV) và nhiều hơn nữa”.

Một nhà nghiên cứu COVID-19 giấu tên từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết điều đáng báo động là đề xuất tài trợ gồm cả các kế hoạch với căn bệnh nguy hiểm hơn như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers).

Người này cho biết: “Phần đáng sợ là họ đang tạo ra vi rút Mers chimeric truyền nhiễm. Những loại vi rút này có tỷ lệ gây tử vong trên 30%, ít nhất là mức độ chết người cao hơn SARS-CoV-2. Nếu một trong những thay thế thụ thể của họ khiến Mers lây lan tương tự, trong khi vẫn duy trì khả năng gây chết người thì đại dịch này sẽ gần như là ngày tận thế”.

EcoHealth Alliance và Viện Vi rút học Vũ Hán chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc này.

Bài liên quan
WHO lập nhóm mới tìm nguồn gốc COVID-19 sau khi đề nghị Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô, Mỹ hoan nghênh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13.8 cho biết đang thành lập một nhóm mới để truy tìm nguồn gốc COVID-19, tìm cách chấm dứt cái gọi là "chấm điểm chính trị" đã cản trở các cuộc điều tra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đội đặc nhiệm điều tra nguồn gốc COVID-19 bị giải tán vì liên quan Viện Vi rút học Vũ Hán