Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Thái Lan, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thống nhất cùng hợp tác về kinh tế và an ninh khu vực để củng cố vị thế giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Đông Nam Á hợp tác đối phó căng thẳng Mỹ - Trung

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 24/06/2019, 08:08

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Thái Lan, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thống nhất cùng hợp tác về kinh tế và an ninh khu vực để củng cố vị thế giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Thủ tướng nước chủ nhà Prayuth Chan-ocha kêu gọi 10 thành viên ASEAN cần xây dựng sức mạnh kinh tế tập thể để có tiếng nói trên trường quốc tế, đặc biệt vào thời điểm hai nền kinh tế lớn nhất hàng đầu xung đột thương mại.

Ông cũng hối thúc các quốc gia của khối hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay.

“Hiệp định sẽ giúp ASEAN xử lý những thay đổi và bất ổn ở khu vực trong tương lai, nhất là tác động từ căng thẳng thương mại giữa một số đối tác thương mại quan trọng”, theo Thủ tướng Prayuth.

RCEP quy tụ 10 thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, tạo thành thị trường chiếm gần một nửa dân số thế giới và 1/3 GDP toàn cầu. Quá trình đàm phán đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Chia sẻ ý kiến trên, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lưu ý rằng ASEAN phải lường trước tác động không mong muốn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem lại.

Thủ tướng nước chủ nhà Prayuth Chan-ocha kêu gọi ASEAN xây dựng sức mạnh kinh tế tập thể - Ảnh: Reuters

10 nước Đông Nam Á cũng thống nhất cách tiếp cận chung đối với sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương (do Mỹ dẫn dắt) nhằm mục đích thúc đẩy môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng khu vực, giải quyết những thách thức chung.

Thủ tướng Prayuth ca ngợi việc đạt cách tiếp cận chung là một bước tiến quan trọng, vì như vậy giúp định hướng hợp tác khi bối cảnh địa chính trị ngày càng phân cực.

Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN Thái Lan ban hành vào tối 23.6 còn kêu gọi giảm căng thẳng trên Biển Đông: “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và kiềm chế không thực hiện hành động làm phức tạp thêm tình hình, leo thang căng thẳng từ các bên có liên quan tranh chấp lẫn quốc gia khác”.

Cũng theo tuyên bố, lần xem xét văn bản để đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đầu tiên có thể hoàn thành vào năm nay. Lần xem xét cuối cùng dự kiến diễn ra trong cuối năm 2021.

“Có vài vấn đề thuộc COC rất khó giải quyết, chúng dễ gây ra tranh cãi. Tôi nghĩ khó mà thỏa hiệp về những lợi ích chủ chốt”, Thủ tướng Lý Hiển Long cho hay.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đông Nam Á hợp tác đối phó căng thẳng Mỹ - Trung