Hôm 5.4, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với thị trường darknet nổi tiếng có trụ sở tại Nga và sàn giao dịch tiền mã hóa mà họ cho biết hoạt động chủ yếu ngoài thủ đô Moscow cùng thành phố St.Petersburg.

Mỹ trừng phạt mạng web đen lớn nhất thế giới và sàn giao dịch tiền mã hóa của Nga

Sơn Vân | 06/04/2022, 10:32

Hôm 5.4, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với thị trường darknet nổi tiếng có trụ sở tại Nga và sàn giao dịch tiền mã hóa mà họ cho biết hoạt động chủ yếu ngoài thủ đô Moscow cùng thành phố St.Petersburg.

Darknet (web đen) là thuật ngữ chỉ mạng lưới các website hoạt động ngầm, nhằm phân biệt với clearnet - những website hoạt động công khai và có thể được tìm thấy thông qua bộ máy tìm kiếm như Google.

Các biện pháp trừng phạt chống lại Hydra và sàn giao dịch tiền tệ Garantex được công bố trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, "gửi thông điệp ngay hôm nay tới bọn tội phạm mà bạn không thể che giấu trên darknet hoặc các diễn đàn của chúng". Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen vừa cho biết thông tin này.

Theo các nhà nghiên cứu blockchain, khoảng 86% bitcoin bất hợp pháp nhận được trực tiếp bởi các sàn giao dịch tiền mã hóa của Nga vào năm 2019 đến từ Hydra, được Bộ Tài chính Mỹ mô tả là "thị trường darknet lớn nhất và nổi bật nhất thế giới".

Các biện pháp trừng phạt mới cấm người dân Mỹ thực hiện hoặc nhận "bất kỳ khoản đóng góp hoặc cung cấp quỹ, hàng hóa hoặc dịch vụ nào" cho Hydra hoặc Garantex, theo Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính cho biết các lệnh trừng phạt, cấm giao dịch của Mỹ với Hydra, Garantex và tìm cách đóng băng bất kỳ tài sản nào mà họ có thể có dưới quyền tài phán của Mỹ, là một phần nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn sự gia tăng các dịch vụ tội phạm mạng độc hại, ma túy và các dịch vụ bất hợp pháp khác, bao gồm cả hoạt động ransomware, đến từ Nga.

my-trung-phat-mang-darkweb-lon-nhat-the-gioi.jpg
Hydra - thị trường darknet lớn nhất thế giới vừa bị đánh sập

Bộ Tài chính Mỹ đã tham gia với Bộ Tư pháp Mỹ, FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) và Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức đóng các máy chủ của Hydra ở Đức và thu giữ số bitcoin trị giá 25 triệu USD.

Cụ thể hơn, hôm 5.4, Tổ chức Chống Tội phạm Mạng (ZIT) và Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (BKA) thông báo đã đóng Hydra, thu giữ các máy chủ của trang web này cùng hơn 543 bitcoin, tương đương hơn 25 triệu USD. Giao diện Hydra cũng đã bị thay đổi thành thông báo của ZIT và BKA.

Việc đóng cửa được thực hiện sau một cuộc điều tra của cơ quan an ninh Đức và Mỹ với các đối tác cũng như quản trị viên mạng lưới này từ tháng 8.2021. Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức nói việc mở rộng điều tra vẫn đang được tiến hành và chưa có cuộc bắt giữ nào xảy ra.

Hydra được lập ra từ năm 2015, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Nga. Tội phạm tham gia mạng lưới này để trao đổi ma túy, giấy tờ giả, dữ liệu cá nhân, dịch vụ tấn công mạng. Hydra cũng cung cấp dịch vụ rút tiền mã hóa với mục đích rửa tiền. Cặp vợ chồng hack sàn Bitfinex bị bắt gần đây từng là khách hàng dịch vụ này.

Theo công bố của cơ quan điều tra, Hydra có khoảng 19.000 tài khoản và phục vụ 17 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Doanh thu năm 2020 đạt 1,23 tỉ euro. Khối lượng giao dịch bitcoin được thực hiện đạt mức 5 tỉ USD kể từ khi thành lập đến nay.

Việc đánh sập Hydra sẽ tạo ra khoảng trống trong hệ sinh thái darkweb của tội phạm mạng. Từ 2021 đến nay, hàng loạt thị trường darknet trên khắp thế giới đã bị đóng hoặc tự nguyện ngừng hoạt động. Song trong trường hợp đội ngũ chưa bị bắt giữ, không loại trừ khả năng họ sẽ tiếp tục xây dựng các phiên bản mới của hệ thống.

Đầu năm nay, các nhà chức trách Nga cũng đóng cửa hàng loạt darknet lớn chuyên mua bán thông tin thẻ tín dụng.

Nga chuyển sang Trung Quốc để lấy vi mạch cho thẻ ngân hàng nội địa

Nga đang chuyển sang sản xuất vi mạch ở Trung Quốc để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, vốn đã thúc đẩy nhu cầu với thẻ ngân hàng liên kết với hệ thống thanh toán Mir, theo giám đốc điều hành hệ thống thanh toán trong nước.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga vì cuộc tấn công Ukraine đã loại bỏ nước này khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và gần một nửa trong số 640 tỉ USD dự trữ ngoại hối, vàng.

Oleg Tishakov, thành viên hội đồng quản trị Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia (NSPK), nói Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu vi mạch khi các nhà sản xuất châu Á tạm ngừng sản xuất trong bối cảnh đại dịch và các nhà cung cấp châu Âu đã ngừng hợp tác với Moscow sau các lệnh trừng phạt.

"Chúng tôi đang tìm kiếm các nhà cung cấp vi mạch mới và đã tìm thấy một cặp ở Trung Quốc, với quá trình chứng nhận đang diễn ra", Oleg Tishakov nói trong một hội nghị hôm 5.4, mà không cho biết thêm chi tiết.

Một số ngân hàng lớn nhất của Nga không còn quyền truy cập vào SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) và thẻ thanh toán quốc tế Visa, MasterCard đã ngừng phục vụ các tài khoản của Nga ở nước ngoài.

Kết nối của Mir với Apple Pay đã bị xóa vào tháng trước.

NSPK đã phát hành hơn 2 triệu thẻ Mir từ cuối năm 2021 đến tháng 3.2022, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của hệ thống, với tổng số thẻ chưa thanh toán hiện nay là 116 triệu.

Tất cả ngân hàng lớn của Nga đều cho biết nhu cầu về thẻ nội địa ngày càng tăng, mà một số đang phát hành trong đồng thương hiệu với UnionPay (Trung Quốc) - hệ thống thanh toán thay thế cho Visa và MasterCard để người Nga mua hàng ở nước ngoài.

Thẻ Mir cũng được chấp nhận bởi một số ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ,  Armenia, Uzbekistan, Belarus, Việt Nam, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, các vùng ly khai của Georgia ở Nam Ossetia và Abkhazia.

Bài liên quan
70.000 chuyên gia công nghệ đã rời Nga dù ông Putin bỏ thuế thu nhập đến 2024
Các chuyên gia công nghệ ở Nga đang tìm kiếm những miền đất hứa an toàn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ trừng phạt mạng web đen lớn nhất thế giới và sàn giao dịch tiền mã hóa của Nga