Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo thông qua lệnh cấm vận than đá Nga và biện pháp trừng phạt này dự kiến có hiệu lực vào tháng 8.

EU tiếp tục cấm vận Moscow, Thủ tướng Nga thừa nhận khó khăn

Hoàng Vũ | 08/04/2022, 12:07

Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo thông qua lệnh cấm vận than đá Nga và biện pháp trừng phạt này dự kiến có hiệu lực vào tháng 8.

Pháp - nước đang giữ vị trí chủ tịch Hội đồng châu Âu trong thông báo ngày 7.4 cho biết, gói trừng phạt đã được Ủy ban các đại diện thường trực của EU thông qua và dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 8. Đây là đợt trừng phạt thứ 5 của EU nhằm vào Nga. Khối này còn cấm xuất khẩu hàng hóa trị giá 10,9 tỉ USD sang Nga, trong đó có hàng hóa công nghệ cao, cũng như đã đóng băng tài sản của một số ngân hàng Nga.

Đây là động thái trừng phạt đầu tiên được EU ban hành nhằm vào lĩnh vực năng lượng đối với Moscow mặc dù khối này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguôn cung từ Nga. Theo số liệu thống kê, các quốc gia EU đã nhập khẩu 45% lượng than từ Nga, trị giá 4,35 tỉUSD mỗi năm.

dschnlcr6fjsxpwub34svok5da.jpg
Tổ hợp nhà máy điện than non (than nâu) của nhà cung cấp năng lượng và tiện ích RWE (Đức) - Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga. Do đó, ngoài biện pháp trên, EU hiện chưa đưa ra biện pháp nào nhằm cấm vận với khí đốt Nga.

Để giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, EU và Mỹ đã cũng ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỉ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.

Kể từ khi Nga đã mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào hôm 24.2, Mỹ cùng các quốc phương Tây đã áp lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ nhằm gây áp lực buộc Nga rút quân và chấm dứt hoạt động quân sự ở Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt đã cô lập Moscow khỏi mạng lưới tài chính toàn cầu và khiến một số ngân hàng hàng đầu của Nga không có quyền truy cập vào hệ thống thông tin tài chính quốc tế SWIFT. Trong khi đó, một số thương nhân bắt đầu từ chối vận chuyển dầu từ Nga, làm gia tăng áp lực tài chính.

Theo Reuters, phát biểu với Duma quốc gia (Hạ viện Nga) hôm 7.4, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết Nga đang phải đối mặt với tình huống khó khăn nhất trong ba thập kỷ do các lệnh trừng phạt chưa từng có của Phương Tây. Tuy nhiên, ông khẳng định các nỗ lực của nước ngoài nhằm cô lập Moscow khỏi nền kinh tế toàn cầu sẽ thất bại.

thu-tuong-nga(1).png
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin - Ảnh: Reuters

"Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình hiện tại có thể được coi là khó khăn nhất trong 3 thập kỷ qua đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt như vậy đã không còn được sử dụng ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh", ông Mishustin cho hay.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nga khẳng định nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập nước này khỏi nền kinh tế toàn cầu sẽ thất bại. “Hệ thống tài chính của Nga, huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế đã được giữ vững. Thị trường chứng khoán và đồng rúp đang ổn định", ông Mishustin nói.

Theo Mishustin, Nga cần ít nhất 6 tháng để tái thiết nền kinh tế. Ông cho biết chính phủ Nga đang làm tất cả các biện pháp có thể để ủng hộ các doanh nghiệp, thiết lập chuỗi sản xuất mới và kích thích việc làm.

Bài liên quan
Nga gây sức ép lên phòng tuyến Ukraine để chuẩn bị tiến công vào mùa xuân
Hãng tin AP cho biết Nga đang làm tiêu hao các lực lượng Ukraine nhằm chuẩn bị cho đợt tiến công vào mùa xuân và mùa hè, khi mặt đất khô cứng lại cho phép xe tăng cùng thiết bị hạng nặng khác hoạt động dễ dàng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tiếp tục cấm vận Moscow, Thủ tướng Nga thừa nhận khó khăn