Cuộc đối thoại này sẽ diễn ra tại Brussels ngày 18.8 (giờ châu Âu) nhằm hạ nhiệt căng thẳng đang leo thang ở vùng Balkans, nơi mà Nga đang nỗ lực gây ảnh hưởng.

EU tổ chức đối thoại Serbia-Kosovo nhằm hạ nhiệt căng thẳng

Bảo Vĩnh | 18/08/2022, 12:20

Cuộc đối thoại này sẽ diễn ra tại Brussels ngày 18.8 (giờ châu Âu) nhằm hạ nhiệt căng thẳng đang leo thang ở vùng Balkans, nơi mà Nga đang nỗ lực gây ảnh hưởng.

Theo hãng tin AP, không thể hy vọng sẽ có sự đột phá lớn nào ở cuộc gặp mặt đối mặt giữa Tổng thống Aleksandar Vucic của Serbia với Thủ tướng Albin Kurti của Kosovo.

Nhưng các quan chức phương Tây giám sát sự kình địch hàng chục năm giữa Serbia với Kosovo vẫn hy vọng ít ra cuộc gặp giúp hai bên giảm những tuyên bố khiêu chiến của hai bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price sự thành công của cuộc đối thoại Serbia-Kosovo là mối quan tâm ưu tiên của Mỹ : “ Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc đối thoại này. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là hai bên tận dụng cơ hội này để thúc đẩy đàm phán mục tiêu bình thường hóa quan hệ”.

Quân NATO tăng cường cảnh giác ở biên giới Kosovo giáp Serbia

Cuộc gặp của hai lãnh đạo Serbia-Kosovo do Liên minh châu Âu (EU) môi giới, sẽ đề cập tất cả các vấn đề và “hai bên phải chấm dứt sự thù địch vào lúc này và hành xử có trách nhiệm, theo Nabila Massrali, người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của EU, nói với giới báo chí.

Ngày 17.8, Tổng thư ký NATO General Jens Stoltenberg đã lần lượt gặp Tổng thống Vucic và Thủ tướng Kurti. kêu gọi tất cả các bên đối thoại trên tinh thần xây dựng.

Ông Vucic cho biết : “Chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận khó khăn trong ngày mai. Chúng tôi không đồng ý về bất kỳ điều gì với Kurti và lãnh đạo Kosovo”.

Ông Stoltenberg nói vì tình hình căng thẳng hiện nay, Lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo (KAFOR) đã tăng cường sự hiện diện ở vùng biên giới phía bắc Kosovo giáp Serbia.

Ông cho biết : “Nhưng dĩ nhiên chúng tôi sẽ hành động khi cần thiết, và sẽ hành động một cách thích đáng, vì mục đích chính của chúng tôi là giúp hạ nhiệt căng thẳng và bảo đảm quyền tự do đi lại của các cộng đồng dân cư, bảo vệ an toàn cho các cộng đồng gồm cả người Serbia ở Kosovo”.

Tổng thống Vucic đã tuyên bố cáo buộc Serbia muốn can thiệp ở Kosovo là một “lời dối trá”, nhưng ông nói thêm rằng “một thế hệ trẻ con Serbia mới đang sống ở đó không muốn xem Kosovo là một quốc gia độc lập, mà là một phần lãnh thổ của Serbia”.

Kosovo từng là một tỉnh của Serbia, năm 2008 đã tuyên bố độc lập và được hơn 100 quốc gia công nhận. Serbia, Nga, Trung Quốc  và đặc biệt là LHQ không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập.

Hồi tháng 7, Kosovo nói sẽ chính thức đăng ký gia nhập EU từ cuối năm 2022. EU cũng tuyên bố Serbia và Kosovo phải bình thường hóa quan hệ nếu hai nước muốn gia nhập EU. Từ nhiều năm qua, EU đã tổ chức nhiều vòng đàm phán để Kosovo-Serbia bình thường hóa quan hệ.

Phương Tây lo ngại Nga lập căn cứ quân sự ở Serbia

Căng thẳng gần đây nhất giữa Serbia-Kosovo bùng lên hồi cuối tháng 7, khi chính quyền Kosovo tuyên bố giấy tờ tùy thân và biển số xe do Serbia cấp sẽ không còn giá trị trong lãnh thổ Kosovo.

Nhưng vì sức ép của phương Tây, Thủ tướng Kurti đã phải hoãn áp dụng qui định này trong một tháng, và sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1.9 tới.

Các cụm dân Serbia sống chủ yếu ở miền bắc Kosovo đã phản ứng giận dữ với qui định trên, đặt rào chắn, gióng còi báo động không kích và bắn súng chỉ tiên và nhắm vào cảnh sát Kosovo. Không ai bị thương.

Chính quyền Kosovo đã cáo buộc Serbia kích động gây rối nhằm gây bất ổn ở Kosovo. Bộ trưởng Nội vụ Kosovo, ông Xhelal Svecla cáo buộc Serbia và đồng minh Nga xúi giục và ủng hộ cuộc bạo loạn.

Các quan chức Serbia cáo buộc chính quyền Kosovo âm mưu xua đuổi toàn bộ cư dân Serbia ra khỏi Kosovo, và tuyên bố Belgrade sẽ sử dụng “tất cả các giải pháp để ngăn chặn bạo lực”.

Vào lúc EU kêu gọi hai bên bình tĩnh, Tổng thống Vucic đã thăm cơ quan chỉ huy quân sự Serbia ở thủ đô Belgrade, một động thái được cho là sự cảnh cáo Serbia sẵn sàng thực hiện các giải pháp, gồm cả hành động quân sự.

Hiện KAFOR có khoảng 3.800 quân trú đóng ở Kosovo, và bất kỳ cuộc can thiệp quân sự nào do Serbia hoặc Kosovo phát động chắc chắn sẽ gây ra một cuộc chiến tranh.

kosovo-3.jpg

Xe của dân  Serbia sơn chữ Z ủng hộ Nga mở chiến dịch quân sự  ở Ukraine - Ảnh : AP

Các quan chức Nga đã tuyên bố cộng đồng thiểu số Serbia ở Kosovo bị cộng đồng đa số Albania đàn áp bạo lực. Từ đó, phương Tây lo sợ Nga có thể dùng Serbia để gây bất ổn ở vùng Balkans, nhằm kéo sự chú ý khỏi chiến dịch quân sự do Nga mở ở Ukraine.

Như gây thêm kịch tính, gần đây các quan chức Nga đề cập khả năng lập một căn cứ quân sự ở Serbia, một quốc gia có nhiều nước thành viên NATO bao quanh.

Sau cuộc nói chuyện với Tổng thư ký NATO Stoltenberg hôm 17.8, Tổng thống Vucic nói Serbia là một quốc gia trung lập về quân sự, không cần có các căn cứ quân sự nước ngoài.

Ông Vucic được cho là một chính khách thân Nga, thường có lời khen ngợi mối quan hệ bạn bè giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bài liên quan
Vì sao phương Tây công nhận Kosovo độc lập nhưng lại chống phe ly khai thân Nga rời khỏi Ukraine?
Đó là cách đặt vấn đề của Tổng thống Nga Vladimir Putin về 2 điểm nóng ở châu Âu. Jerusalem Post đã có một bài viết cắt nghĩa về cách nhìn của phương Tây trong vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tổ chức đối thoại Serbia-Kosovo nhằm hạ nhiệt căng thẳng