Hành động tấn công tàu chở dầu tiếp tục xảy ra tại Trung Đông đẩy giá dầu thô tăng mạnh, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu tăng làm kinh tế toàn cầu thêm khó khăn

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 15/06/2019, 15:03

Hành động tấn công tàu chở dầu tiếp tục xảy ra tại Trung Đông đẩy giá dầu thô tăng mạnh, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Vào ngày 13.6 có hai tàu chở dầu – 1 tàu Na Uy, 1 tàu Nhật Bản – bị tấn công trên khu vực vịnh Oman. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng xảy ra vụ việc như vậy.

Giá dầu Brent (chỉ số chuẩn quốc tế) ngay sau đó tăng gần 4,5% - lên mức 62,24 USD/ thùng. Chỉ số WTI (thị trường Mỹ) tăng hơn 4% đạt 53,25 USD/ thùng.

Đến ngày 14.6, dầu Brent giảm nhẹ xuống còn 62,01 USD/ thùng, giá WTI 52,51 USD/ thùng.

Giá dầu cao là yếu tố cản trở tăng trưởng - Ảnh: The Wall Street Journal

Tổng thống Donald Trump vào lúc này đang gây chiến thương mại với Trung Quốc và bắt đầu nhắm đến các đối tác khác. Chính sách này làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế ở trong lẫn ngoài nước Mỹ.

Tăng trưởng toàn cầu – vốn đã bị đe dọa bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tình trạng nhu cầu sụt giảm, Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) cùng bất ổn địa chính trị lan rộng – nay nhận thêm một vấn đề nghiêm trọng khác.

Các chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng UniCredit khuyến cáo khách hàng rằng: “Cùng với căng thẳng thương mại là tình hình ở Trung Đông càng trở nên không chắc chắn sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công tàu chở dầu mới nhất”. Cáo buộc khiến lo ngại nổ ra đối đầu Mỹ - Iran tăng cao.

Nhà phân tích Craig Erlam thuộc tổ chức tài chính Oanda cho biết: “Chúng tôi thấy sắc đỏ bao trùm khắp thị trường toàn cầu trong ngày 14.6, những nhà giao dịch tiếp tục có phản ứng với diễn biến tại vịnh Oman”.

Giới đầu tư chuyển sang tài sản an toàn như vàng hay đồng yên Nhật. Giá vàng 14.6 đạt mức cao nhất kể từ tháng 4.2018.

Giá dầu tăng cao thường là yếu tố cản trở tăng trưởng, đẩy chi phí sản xuất tăng nhưng làm giảm nhu cầu. Vì vậy mà hàng loạt ngân hàng trung ương chuẩn bị thi nhau giảm lãi suất để củng cố nền kinh tế.

Cơ hội Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tăng sau những gì xảy ra trong tháng qua. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để ngỏ khả năng thực hiện nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Chi phí đi vay ở Ấn Độ, New Zealand, Nga đều giảm.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sắp công bố quyết định chính sách mới và điều chỉnh dự báo về lạm phát, tăng trưởng. Theo ngân hàng HSBC: “Trọng tâm đáng chú ý là BOJ có tỏ ý thực hiện thay đổi lãi suất trong bối cảnh giá trị đồng yên tăng hay không”.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá dầu tăng làm kinh tế toàn cầu thêm khó khăn