Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 163.974 tỉ đồng.

Giá trị phát hành TPDN giảm 60%, doanh nghiệp mua lại hơn 163 nghìn tỉ đồng trái phiếu

Hoài Lam | 11/12/2022, 14:51

Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 163.974 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 11.2022, có 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ được ghi nhận với giá trị 1.934,7 tỉ đồng.

Theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 1.12.2022, CTCP Tập Đoàn Masan là doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong tháng 11 với 1.700 tỉ đồng, ngoài ra còn có 4 đợt phát hành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, CTCP Đầu tư Đức Trung và CTCP City Auto.

tp.jpg
Giá trị phát hành TPDN giảm 60%, doanh nghiệp mua lại hơn 163 nghìn tỉ đồng trái phiếu

Tính từ đầu năm đến hết tháng 11.2022, có tổng cộng 2 đợt phát hành ra quốc tế của CTCP Tập đoàn Vingroup trị giá 625 triệu USD, 23 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 10.599 tỉ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 420 đợt phát hành riêng lẻ trị giá xấp xỉ 242.865 tỉ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).

Báo cáo cũng cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 56%.

Nhóm ngân hàng hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.371 tỉ đồng, tương đương 53.8% tổng giá trị phát hành. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 51.829 tỉ đồng, chiếm khoảng 20.4%.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 163.974 tỉ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. Trong năm 2023, sẽ có khoảng 308.622 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn.

Có thể kể đến một số ví dụ như Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán NVL) đã công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu doanh nghiệp NVLH2122015 trước hạn, với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỉ đồng. Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, ngày phát hành 24.12.2021, ngày đáo hạn 24.12.2022, ngày thực hiện việc mua lại trước hạn là 2.12.2022. Trước đó, Novaland đã có nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị hơn 1.150 tỉ đồng.

Từ ngày 24.11, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land (mã chứng khoán HTL) đã bắt đầu mua lại trước hạn toàn bộ 4 triệu trái phiếu đã phát hành vào ngày 28.12.2021 (đáo hạn ngày 28.12.2023). Dự kiến trong 30 ngày, Hưng Thịnh Land sẽ hoàn thành mua lại các lô trái phiếu có giá trị 400 tỉ đồng này.

Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) chỉ trong vòng hơn một tháng, tính từ cuối tháng 10 đến nay đã mua trước hạn 338,7 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Hiện số dư nợ trái phiếu của Phát Đạt đã giảm xuống còn 2.500 tỉ đồng.

tp-2.jpg
Tổng khối lượng phát hành trái phiếu từ đầu năm ghi nhận theo ngày hoàn thành phát hành là 336.013 tỉ đồng

Tại tọa đàm “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Vấn đề và khuyến nghị” mới đây, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng trong thời gian qua, các loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành tại Việt Nam hầu hết đều chưa được xếp hạng tín nhiệm, nhiều loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo; một số doanh nghiệp công bố huy động vốn trái phiếu với lãi suất cao nhưng không có phương án kinh doanh khả thi rõ ràng. Do vậy rất khó có khả năng đảm bảo trả được nợ gốc và lãi sau này.

Ông Thịnh cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang tiềm ẩn rủi ro đối với một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao.

“Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp trục trặc thì ngân hàng và cả nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nắm giữ các trái phiếu doanh nghiệp đều có thể bị vạ lây”, ông Thịnh nói.

Về thực trạng thị trường trái phiếu, PGS-TS Ngô Trí Long ví von "thị trường tài chính (trái phiếu, cổ phiếu), tiền tệ như là tử huyệt của nền kinh tế. Nếu sập thì nền kinh tế sập".

Để tháo ngòi nổ trái phiếu doanh nghiệp, ông Long cho rằng hiện tại cần sớm phục hồi niềm tin với các biện pháp cụ thể; tháo gỡ khó khăn về thanh khoản; hoàn thiện khung khổ pháp lý.

Đối với nhà đầu tư, ông Long cho rằng, cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để kiểm soát rủi ro, nhất là nhà đầu tư cá nhân vốn có ít lợi thế về thông tin và kỹ năng nghiệp vụ phân tích tài chính. Cụ thể, nhà đầu tư nên chọn mua trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu đã có lịch sử phát triển bền vững trong nhiều năm. Lãi suất trái phiếu phát hành có thể không cao hơn nhiều lãi suất tiết kiệm nhưng an toàn, nhất là với nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xem xét kỹ tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấn phát hành, đơn vị trung gian giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và nhà đầu tư để hạn chế rủi ro. Đặc biệt, không nên bán tháo khi chưa hiểu rõ bản chất trái phiếu để tránh gây thiệt hại về tài chính cho bản thân.

Về phía cơ quan quản lý, ông Long cho rằng, từ các vụ việc gần đây, cơ quan chức năng cần có chế tài mạnh tay hơn để minh bạch thị trường trái phiếu. Việc dẹp bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh” sẽ giúp thị trường trái phiếu minh bạch hơn, an toàn hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
4 người chết, 78 người bị thương do bão số 3
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Tính đến 17 giờ ngày 7.9, bão số 3 đã làm 4 người chết, 78 người bị thương và gây mất điện diện rộng tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá trị phát hành TPDN giảm 60%, doanh nghiệp mua lại hơn 163 nghìn tỉ đồng trái phiếu