Các trại rải rác trong rừng có vài chục người, một số hơn nghìn người. Những người ngủ chen chúc, quây quần bên nhau dưới tấm bạt nhựa để tránh những cơn mưa gió mùa của Myanmar.

Giao tranh ác liệt ở Myanmar làm hàng vạn khu rừng bị tàn phá, dân tố quân đội đốt làng cháy rụi 200 nhà

Nhân Hoàng/ảnh: Reuters | 17/06/2021, 14:24

Các trại rải rác trong rừng có vài chục người, một số hơn nghìn người. Những người ngủ chen chúc, quây quần bên nhau dưới tấm bạt nhựa để tránh những cơn mưa gió mùa của Myanmar.

Họ thiếu thức ăn và có dấu hiệu lây lan dịch bệnh COVID-19, theo những người đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh gần đây ở bang Kayah, miền đông Myanmar - chỉ là một trong số các vụ xung đột gia tăng kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2 lật đổ nhà lãnh đạo đắc cử Aung San Suu Kyi.

"Một số trẻ em đang bị tiêu chảy. Rất khó để có nước sạch ở đây. Một số người không có cơ hội mang theo gạo hoặc thức ăn", Foung (26 tuổi) nói.

Chúng tôi phải cầu nguyện”, Foung nói và chia sẻ hình ảnh tấm bạt bị trượt giữa những tảng đá dưới tán cây, nơi anh đang ngủ.

giao-tranh-ac-liet-o-myanmar-khien-hang-van-khu-rung-bi-tan-pha11.jpg
Các thanh niên mang theo người bệnh ở bang Kayah, miền đông Myanmar ngày 17.6
giao-tranh-ac-liet-o-myanmar-khien-hang-van-khu-rung-bi-tan-pha1.jpg
Những người di tản vì giao tranh ở miền đông Myanmar trèo qua rừng ở bang Kayah ngày 26.5
giao-tranh-ac-liet-o-myanmar-khien-hang-van-khu-rung-bi-tan-pha111.jpg
Người phụ nữ phải di tản vì giao tranh ở miền đông Myanmar đang chăm con tại một trại trong rừng ở bang Kayah ngày 26.5

Liên Hợp Quốc ước tính gần 110.000 người đã phải di dời tại bang Kayahr do bạo lực gần đây.

Với các cuộc giao tranh mới ở miền bắc và miền tây Myanmar, tổng cộng gần 200.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa đi nơi khác kể từ cuộc đảo chính, đến nay là phong trào quần chúng lớn nhất kể từ cuộc di cư năm 2017 của 700.000 người Hồi giáo Rohingya do sợ bị quân đội tấn công.

Chính quyền quân sự Myanmar đã coi các đối thủ của mình là khủng bố, bao gồm cả Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Karenni mới được thành lập, đã tham chiến trong khu vực từ tháng trước, ban đầu cũng gây thương vong cho quân đội.

Hôm 15.6, quân đội Myanmar cho biết sẽ ngừng các cuộc tấn công sau khi có lời kêu gọi từ các cộng đồng nhưng nhiều người trong số những người trú ẩn trong rừng cho thấy rất ít dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận rủi ro trở về nhà.

Ra đi từ một ngôi làng gần thị trấn Demoso, trung tâm của phần lớn cuộc giao tranh, John Canaydy cho biết: “Một số người từ những ngôi làng xa xôi đã về nhà để lấy bao gạo và đồ đạc trong thời gian ngừng bắn, nhưng hầu hết không dám ở lại”.

John Canaydy, người nằm trong danh sách truy nã của quân đội vì tham gia các cuộc biểu tình chống đảo chính, nói thêm: “Ở trong rừng an toàn hơn ở nhà của chúng tôi”.

Trong một bản tin hôm 15.6, Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết các nỗ lực viện trợ của các nhóm quốc gia và quốc tế nhằm bổ sung cho công việc của các cộng đồng địa phương đã không đủ để giải quyết mọi nhu cầu.

Văn phòng này tiết lộ: “Những nỗ lực đã vấp phải những thách thức về tiếp cận do mất an ninh và các rào cản.

Một số người di tản đã cố gắng lẻn vào các thị trấn và làng mạc hoang vắng dưới bóng tối bao phủ để cố gắng kiếm thức ăn mang về rừng.

Banya Khẳng Aung, Giám đốc Nhóm Nhân quyền Karenni, nói ít nhất ba tình nguyện viên đã bị giết bởi quân đội Myanmar khi cố gắng giúp đỡ dân.

Ông nói: “1/3 dân số hiện đang ở trong rừng. Sự thờ ơ có thể phải trả giá bằng nhiều mạng sống”.

Làng Myanmar cháy rụi sau giao tranh, cư dân đổ lỗi cho quân đội

Các lực lượng an ninh đã đốt cháy một ngôi làng ở Kin Ma, miền trung Myanmar sau khi đụng độ ở đó với những người chống đối chính quyền cầm quyền, khiến ít nhất hai người già bị thiêu chết, một số cư dân làng cho biết hôm 16.6.

Dù vậy, đài truyền hình nhà nước MRTV cho biết vụ cháy hôm 15.6 tại Kin Ma, ngôi làng có khoảng 800 người ở vùng Magway, là do "những kẻ khủng bố" gây ra và các phương tiện truyền thông đưa tin khác là "cố tình âm mưu làm mất uy tín của quân đội".

Reuters đã không thể xác minh độc lập nguyên nhân của vụ cháy. Phát ngôn viên của quân đội Myanmar không trả lời các cuộc gọi tìm bình luận.

Tất cả những gì còn lại của Kin Ma hôm 16.6 là khoảng 30 ngôi nhà, với khoảng 200 ngôi nhà đã biến thành đống tro và gạch, theo một số dân làng đã kể lại vụ việc qua điện thoại và các bức ảnh mà Reuters nhìn thấy.

Ngọn lửa đủ lớn để được hệ thống theo dõi hỏa hoạn vệ tinh của NASA ghi lại lúc 21 giờ 52 tối 15.6.

giao-tranh-ac-liet-o-myanmar-khien-hang-van-khu-rung-bi-tan-pha.jpg
Cháy làng ở Kin Ma
myanmar-tham-bai-o-vong-loai-world-cup-2022-thu-mon-xin-ti-nan-o-nhat1111.jpg
Khoảng 200 ngôi nhà bị thiêu rụt

Dân làng giấu tên nói rằng lực lượng an ninh phóng hỏa sau khi chạm trán với những người chống đối chính quyền và ít nhất hai người đã thiệt mạng.

Một tình nguyện viên 32 tuổi hỗ trợ những người di dời khỏi làng cho biết hai người chết là cư dân lớn tuổi đã không thể rời khỏi nhà của họ trong trận hỏa hoạn. Ông cho biết một số người đã trở lại làng vào ngày 16.6 và tìm thấy các thi thể.

Hầu hết cư dân ngôi làng vẫn ẩn náu trong những khu rừng gần đó.

MRTV cho biết 40 "kẻ khủng bố" đã đốt một ngôi nhà ở Kin Ma, đám cháy lan sang 100 trong số 225 ngôi nhà của ngôi làng.

Myanmar đã bị bao trùm bởi bạo lực và các cuộc biểu tình kể từ khi quân đội lật đổ nhà lãnh đạo được bầu là Aung San Suu Kyi, trở lại với tư cách là nhà cầm quyền hoàn toàn đất nước sau một thập kỷ cải cách dân chủ và kinh tế.

Việc chính phủ của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ, với cáo buộc gian lận bầu cử, đã gây ra các cuộc biểu tình gần như hàng ngày ở nhiều vùng của Myanmar và châm ngòi cho xung đột giữa quân đội với các nhóm nổi dậy.

Các bức ảnh được chụp ngày 16.6 sau đó cho thấy một làn khói mỏng phía trên Kin Ma từ than hồng trắng bốc khói trên nền đất đen. Những tấm ván gỗ, kim loại, gạch và nồi nấu bị cháy ngổn ngang xung quanh, chỉ còn sót lại một vài thân cây. Một số hình ảnh cho thấy xác động vật.

Dan Chugg, Đại sứ quán Anh tại Myanmar, cho biết trên Twitter: “Các báo cáo rằng chính quyền đã thiêu rụi toàn bộ một ngôi làng ở Magway, giết chết những người dân cao tuổi, một lần nữa chứng minh rằng quân đội tiếp tục thực hiện những tội ác khủng khiếp và không coi trọng người dân Myanmar”.

Các nhóm nhân quyền cáo buộc quân đội của Myanmar đã đốt hàng trăm ngôi làng vào năm 2017 trong một cuộc tấn công khiến khoảng 700.000 người Hồi giáo Rohingya thiểu số phải chạy sang Bangladesh. Lực lượng an ninh đã phủ nhận việc phóng hỏa và trong một số trường hợp đã đổ lỗi cho người Rohingya làm như vậy.

Sự lên án của phương Tây với chính quyền đã ngày càng gia tăng do quân đội sử dụng vũ lực chống lại các đối thủ của họ.

Bài liên quan
Chiến thuật ‘khủng bố bằng xác chết’ của quân đội Myanmar
Hai chiếc xe bán tải đang phóng nhanh trên con đường vắng thì đột nhiên dừng lại, lực lượng an ninh trên xe bắn vào một xe máy chở 3 thanh niên chạy tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao tranh ác liệt ở Myanmar làm hàng vạn khu rừng bị tàn phá, dân tố quân đội đốt làng cháy rụi 200 nhà