Cá mái chèo Trung Quốc và cá tầm Dương Tử đã tuyệt chủng bất chấp những nỗ lực bảo tồn.

Hai loài cá khổng lồ ở sông Dương Tử tuyệt chủng bất chấp nỗ lực bảo tồn

Sơn Vân | 22/07/2022, 19:57

Cá mái chèo Trung Quốc và cá tầm Dương Tử đã tuyệt chủng bất chấp những nỗ lực bảo tồn.

2-loai-ca-khong-lo-tren-song-duong-tu-tuyet-chung.jpg
Cá mái chèo Trung Quốc đã tuyệt chủng sau khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cập nhật Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa - Ảnh: Handout

Hai loài cá mang tính biểu tượng của Trung Quốc, được mệnh danh là loài khổng lồ cuối cùng của sông Dương Tử, đã tuyệt chủng sau nhiều thập kỷ nỗ lực vì môi trường mà các nhà khoa học và nhà bảo tồn cho rằng bị đánh bại bởi việc xây đập và đánh bắt quá mức.

Trong lần đánh giá toàn diện đầu tiên về loại cá này sau hơn 13 năm, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã cập nhật Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa vào ngày 22.7 và xác nhận sự tuyệt chủng của cá mái chèo Trung Quốc (hay Psephurus funius). Cá tầm Dương Tử (hay Acipenser dabryanus) đã bị chuyển từ mức cực kỳ nguy cấp sang tuyệt chủng trong tự nhiên.

Arne Ludwig, Chủ tịch nhóm chuyên gia cá tầm của IUCN, cho biết: “Thất bại của thế giới trong việc bảo vệ các loài cá tầm là cáo trạng với các chính phủ trên toàn cầu, vốn đang không quản lý bền vững các dòng sông của họ và thực hiện các cam kết bảo tồn loài cá mang tính biểu tượng này cũng như ngăn chặn sự mất mát tự nhiên trên toàn cầu”.

Những đánh giá gây sốc này nhưng đáng buồn là không đáng ngạc nhiên, có nghĩa là cá tầm vẫn giữ được danh hiệu không mong muốn của chúng là nhóm loài bị đe dọa nhất thế giới”, Ludwig nói thêm.

Việc mất đi hai loài nước ngọt hoang dã đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học và suy giảm môi trường sống trên sông của chúng, vốn rất cần thiết cho cuộc sống con người và thiên nhiên.

Đánh giá cá tầm toàn cầu mới của nhóm chuyên gia IUCN cho thấy tất cả 26 loài cá tầm còn lại trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đánh giá này trích dẫn bằng chứng cho thấy sự suy giảm của các loài cá trong ba thế hệ qua là nghiêm trọng hơn so với người ta nghĩ trước đây.

Ở Trung Quốc, cá mái chèo và cá tầm Dương Tử đều được xếp vào danh sách cần được bảo vệ cao nhất nhưng các biện pháp bảo tồn trữ lượng nước thường bị bỏ qua so với các biện pháp bảo tồn trên đất liền.

Cá mái chèo Trung Quốc, được mệnh danh là vua nước ngọt của quốc gia này, được nhìn thấy lần cuối năm 2003, nhưng các nhà khoa học kết luận vào 2020 rằng nó đã tuyệt chủng sau nhiều thập kỷ kêu gọi khẩn cấp các biện pháp bảo tồn hiệu quả.

Kể từ sau tuyên bố này, toàn cầu đã chú ý đến hai loài cá tầm còn lại của Trung Quốc cần được can thiệp khẩn cấp để phục hồi, theo một bài viết đăng trực tuyến vào tháng trước trên Tạp chí Science of the Total Environment.

2-loai-ca-khong-lo-tren-song-duong-tu-tuyet-chung1.jpg
Vào năm 2007, quan chức hàng hải đã vớt được một con cá tầm Trung Quốc chết trôi nổi trên sông Dương Tử gần Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Tất cả loài cá tầm còn sống đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do các con đập và nạn săn bắt trộm, theo Sách đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa - Ảnh: AFP

Trong khi cá tầm và cá mái chèo là hai trong những loài bị ảnh hưởng nặng nề hơn do đánh bắt quá mức và phá hủy môi trường sống, tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở sông Dương Tử, tờ báo cho biết.

Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ ba thế giới, từng là nơi sinh sống của cá mái chèo Trung Quốc, cá tầm Dương Tử và cá tầm Trung Quốc (hay Acipenser sinensis). Thế nhưng, việc xây dựng các đập lớn như Gezhouba và Tam Hiệp là hành vi gây hại với các loài cá đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các con đập đã cắt gần như tất cả địa điểm sinh sản được biết đến của các loài cá tầm và ảnh hưởng đến sự biến động theo mùa của nhiệt độ nước ở hạ lưu, theo Science of the Total Environment.

Các tác giả bài viết cho biết loài cá tầm Trung Quốc, còn một bước nữa là có thể tuyệt chủng trong tự nhiên, có cơ hội sống sót nếu một nỗ lực phục hồi khẩn cấp và mang tính cách mạng được thực hiện.

Bài viết trên Science of the Total Environment cho hay: “Nếu số lượng sinh sản đếm được rất thấp khiến loài cá trên bờ vực tuyệt chủng, việc tiếp tục sinh sản thành công ở một địa điểm mới thể hiện một tín hiệu đáng khích lệ bất ngờ về khả năng phục hồi”.

Các nhà khoa học cho biết “vẫn có một tia hy vọng với cá tầm Trung Quốc nếu các hành động phù hợp và mang tính khoa học được thực hiện càng sớm càng tốt”.

Thượng lưu sông Dương Tử, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa lưu vực nam Tứ Xuyên và cao nguyên Vân Nam - Quý Châu, được coi có mức độ đa dạng sinh học cao nhất ở Âu - Á. Song, những thiệt hại do con người gây ra trong nhiều thập kỷ kể từ những năm 1970 là thảm họa với sự tồn tại của các loài trong khu vực.

Trung Quốc đã thông qua Luật Bảo vệ sông Dương Tử vào năm 2020 nhằm tăng cường bảo vệ và an toàn sinh thái cũng như thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên dọc theo lưu vực sông.

Bài liên quan
Tổ tiên cá mập thích ăn mũi của cá nhà táng cổ đại
Tổ tiên cá mập được cho là thích ăn mũi của cá nhà táng cổ đại do hàm lượng chất béo lớn của khu vực này, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai loài cá khổng lồ ở sông Dương Tử tuyệt chủng bất chấp nỗ lực bảo tồn