Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã báo cáo kỷ lục hàng ngày về 1.784 ca mắc COVID-19 vào ngày 20.7, phá vỡ mốc được thiết lập vào tuần trước, khi quốc gia này vật lộn với sự gia tăng của các đợt bùng phát do biến thể Delta.
Hàn Quốc ghi nhận kỷ lục ca mắc COVID-19 hàng ngày, số người nhập viện và tử vong không tăng đáng kể
Nhân Hoàng|21/07/2021, 09:17
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã báo cáo kỷ lục hàng ngày về 1.784 ca mắc COVID-19 vào ngày 20.7, phá vỡ mốc được thiết lập vào tuần trước, khi quốc gia này vật lộn với sự gia tăng của các đợt bùng phát do biến thể Delta.
Theo dữ liệu của KDCA, phân tích di truyền của 2.381 mắc COVID-19 vào tuần trước cho thấy gần 40% là do biến thể Delta. Hơn một nửa trong tổng số 1.741 ca nhiễm biến thể Delta kể từ tháng 12.2020 đã được chẩn đoán vào tuần trước.
Dù có số ca mắc COVID-19 kỷ lục hàng ngày, Hàn Quốc không tăng đáng kể về số người nhập viện hoặc tử vong, với tỷ lệ tử vong là 1,13% và 214 ca nặng tính đến 20.7.
Một người đàn ông đi bộ trêncon phố gần như trống trải trong bối cảnh các quy tắc giãn cách xã hội bị thắt chặt do COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc ngày 12.7
Trong số 52 triệu dân của Hàn Quốc, 32% đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19, trong khi chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% vào tháng 9.2021.
Đến nay, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 182.265 mắc COVID-19 với 2.060 người tử vong.
Trung Quốc báo cáo 22 ca COVID-19 mới, Nam Kinh kêu gọi người dân không rời đi
Trung Quốc đã báo cáo 22 ca mắc COVID-19 mới ở đại lục vào ngày 20.7 so với 65 trường hợp một ngày trước đó. Trong đó, 20 ca có nguồn gốc từ nước ngoài và 2 trường hợp được truyền trong nước, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết trong bản tin hàng ngày của mình. Hai ca COVID-19 ở địa phương đều tại tỉnh Vân Nam, có chung biên giới với Myanmar.
23 ca mắc COVID-19 không triệu chứng khác đã được phát hiện vào ngày 20.7, bao gồm 1 trường hợp tại tỉnh Giang Tô, miền đông nước này.
Trung Quốc không tính các ca mắc COVID-19 không có triệu chứng là trường hợp đã được xác nhận.
Thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 21.7 đã kêu gọi người dân không rời thành phố trừ khi cần thiết và họ sẽ phải đưa ra kết quả âm tính của xét nghiệm COVID-19 trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành.
Cuối ngày 20.7, Nam Kinh báo cáo 9 công nhân sân bay có kết quả dương tính với COVID-19 trong một đợt xét nghiệm axit nucleic thường lệ tại sân bay và nhiều mẫu khác đang được phân tích.
Chưa rõ có bất kỳ trường hợp nào ở Nam Kinh được đưa vào cuộc kiểm đếm của NHC hôm 21.7 hay không.
Người dân trong các cộng đồng có nguy cơ cao trong thành phố được yêu cầu ở nhà trong khi một khu phố đang bị phong tỏa, chính quyền Nam Kinh cho biết.
Hôm 19.7, Trung Quốc báo cáo số ca mắc COVID-19 mới được xác nhận hàng ngày cao nhất kể từ tháng 30.1, do sự gia tăng các ca bệnh nhập cảnh ở tỉnh Vân Nam.
NHC ghi nhận 65 ca mắc COVID-19 mới được xác nhận trong ngày 19.7, so với 31 trường hợp một ngày trước đó. Đó là mức cao nhất kể từ ngày 30.1 khi 92 ca COVID-19 mới được báo cáo.
Các ca mắc COVID-19 nhập cảnh chiếm phần lớn trong số các trường hợp mới được ghi nhận ngày 19.7, với tỉnh Vân Nam báo cáo 41 ca mới có nguồn gốc từ nước ngoài, tất cả đều là công dân Trung Quốc trở về từ Myanmar.
Đến nay Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 92.364 ca mắc COVID-19 với số người tử vong không đổi là 4.636.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên lây lan ở đó.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Mỹ đã chính thức đề nghị các quốc gia châu Âu cung cấp đề xuất chi tiết về vũ khí, lực lượng gìn giữ hòa bình và các cam kết an ninh nhằm bảo vệ Ukraine trong giai đoạn hậu chiến, theo Financial Times.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Trước khi vào bộ đội, tôi vốn nhút nhát. Khi phát biểu ở chỗ đông người, tôi “run như cầy sấy”, vậy mà môi trường quân đội đã rèn luyện tôi tự tin, mạnh mẽ. Đến nay, lúc nào tôi cũng thầm cảm ơn môi trường quân đội, bởi nhờ môi trường rèn luyện ấy mà trưởng thành.
Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Vật liệu và thiết bị sợi (IFMD) thuộc Đại học Phúc Đán tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố đã phát triển được phương pháp mới giúp tuổi thọ của pin lithium-ion tăng theo cấp số nhân.