Ngày 15.1, hàng trăm tài xế đối tác của Grab đã tập trung trước văn phòng công ty này tại cổng tòa nhà Kim Ánh (Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) và trước văn phòng Uber tại đường Vạn Phúc (Ba Đình, Hà Nội) để phản đối việc hãng này đơn phương nâng mức chiết khấu. Tại đây, hàng trăm tài xế liên tục hô lớn: “Đề nghị Grab giảm chiết khấu!”.

Hàng trăm tài xế 'đình công', đến trụ sở Grab, Uber đòi giảm chiết khấu

Trí Lâm | 15/01/2018, 18:03

Ngày 15.1, hàng trăm tài xế đối tác của Grab đã tập trung trước văn phòng công ty này tại cổng tòa nhà Kim Ánh (Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) và trước văn phòng Uber tại đường Vạn Phúc (Ba Đình, Hà Nội) để phản đối việc hãng này đơn phương nâng mức chiết khấu. Tại đây, hàng trăm tài xế liên tục hô lớn: “Đề nghị Grab giảm chiết khấu!”.

Nói với phóng viên, nhiều tài xế cho biết họ đã tắt app, không chạy Grab nữa để phản đối việc công ty tự ý tăng mức chiết khấu lên thành 20% rồi 23,6%. "Mức chiết khấu này là quá cao, trong khi mỗi tháng thu nhập chỉ khoảng 6-7 triệu đồng. Thậm chí nhiều người còn phải vay ngân hàng để mua phương tiện", một tài xế cho biết và nói thêm, "Thành phố Hà Nội đã cấm Grab đi vào 13 tuyến phố trong giờ cao điểm từ ngày 11.1, do vậy thu nhập của chúng tôi bị giảm sút vì phải đi đường vòng để tránh bị phạt, gây tốn xăng, mất thêm nhiều thời gian. Nhiềuđịa điểm trong các tuyến đường cấm trong khung giờ như quy định thì tài xế buộc phải hủy chuyến".

"Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài xế bởi cả Grab và Uber đều có giới hạn hủy chuyến trong ngày đối với cả lái xe và người sử dụng, nếu quá lượt hủy sẽ bị khóa tài khoản, ảnh hưởng nhất định tới việc chỉ số đánh giá, xếp hạng của tài xế", tài xế này cho biết.

Cũng theo các tài xế, tại nhiều quốc gia khác, mức chiết khấu của Grab chỉ từ 10 -15%, thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều. Hơn nữa việc tăng chiết khấu công ty đơn phương thực hiện, không cần biết tài xế có đồng ý hay không.

Tại sân vận động Mỹ Đình cũng xảy ra tình trạng tương tự khinhiều tài xế ô tô hợp đồng với Grab cũng phản đối mức chiết khấu này và đồng loạt tắt app.

Các tài xế tập trung ở sân vận động Mỹ Đình - Ảnh Sơn Hà

Lý giải về việc tăng chiết khấu,ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốcbộ phận GrabBike và GrabExpress - Công ty TNHH Grab taxi Việt Nam cho biết,việc tăng mức chiết khấu như trên là áp dụng theo quy định mới về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.

Từ ngày 1.1.2018, Grab bắt đầu kê khai, thu hộ và nộp các nghĩa vụ thuế dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu của đối tác tài xế GrabBike và GrabExpress. Theo đó, Grab Việt Nam khấu trừ 4,5% nghĩa vụ thuế (gồm 3% thuế GTGT và 1,5% thuế TNCN) trên 80% doanh thu tài xế nhận được - tương đương 3,6%.

Grab Việt Nam cũng lý giải với tất cả các khoản phí hỗ trợ từ Grab cho đối tác trong các chương trình, căn cứ theo thành tích số chuyến xe hoặc doanh thu Grab sẽ khấu trừ 1% trong bảng kê thanh toán. Còn với các khoản hỗ trợ khác của Grab không mang tính chất doanh thu, Grab sẽ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% trong bảng kê thanh toán.

Theo Grab Việt Nam, năm 2016 và 2017, đơn vị này đã nộp hộ và hoàn thành nghĩa vụ thuế cho đối tác tài xế 2 bánh nhưng bắt đầu từ năm2018 thực hiện theo quy định mới như trên. Việc kê khai, thu hộ và nộp các nghĩa vụ thuế chỉ áp dụng cho tài xế GrabBike và GrabExpress có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Trụ sở Uber tại Vạn Phúc cũng rơi vào tình trạng tương tự - Ảnh Sơn Hà

Trong khi đó, nhiều tài xế cho rằng bản thân là những người hợp tác với công ty chứ không phải là nhân viên nênkhông có nghĩa vụ phải trả thuế thay cho công ty.

Việc các tài xế "đình công" đã khiến đoạn đường Duy Tân tắc nghẽn trong vài giờ sau khi lực lượng chức năng có mặt để điều tiết giao thông. 5 tài xế đại diện cho những người đình công được Grab mời vào đối thoại. Tuy nhiên, những người này cho biết chưa có thỏa thuận gì mới giữa 2 phía và đại diện Grab sẽ sắp xếp một buổi đối thoại khác để giải quyết thắc mắc.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
7 phút trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng trăm tài xế 'đình công', đến trụ sở Grab, Uber đòi giảm chiết khấu