Chiến đấu cơ thế hệ thứ hai J-7 xuất hiện trong một chuyến bay vòng quanh Đài Loan tháng trước khiến giới phân tích chú ý.

Hé lộ lý do Trung Quốc dùng chiến đấu cơ lỗi thời bay quanh Đài Loan

Cẩm Bình | 11/07/2021, 16:10

Chiến đấu cơ thế hệ thứ hai J-7 xuất hiện trong một chuyến bay vòng quanh Đài Loan tháng trước khiến giới phân tích chú ý.

Diễn tập bao vây đảo ngày 17.6 có sự góp mặt của 4 chiếc J-7 – chiến đấu cơ sao chép máy bay MiG-21 (Liên Xô) và bị phía Đài Loan gọi là “máy bay ông nội” hay "quan tài bay". Chiến đấu cơ đa năng J-16 cùng chiến đấu cơ tác chiến điện tử Y-8 cũng tham gia và xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Đài Loan.

Theo phương tiện truyền thông phía Trung Quốc, nước này đã biến hàng loạt chiến đấu cơ J-7 không còn trong biên chế thành máy bay không người lái (UAV). Còn nguồn thạo tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) thì cho biết, J-7 nay là UAV có mục tiêu làm nhiễu hệ thống phòng không đối phương, vì hình ảnh chiến đấu cơ trên radar rất giống máy bay IDF (Đài Loan) và F-16 (Mỹ).

Nguồn tin cũng nhận định, diễn tập tháng trước chính là cuộc thử nghiệm, đồng thời dò xét phản ứng từ lực lượng phòng hộ cũng như dân chúng Đài Loan.

J-7 do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thẩm Dương sản xuất từ năm 1965, đến năm 2013 ngừng sản xuất. Trung Quốc đặt mục tiêu loại biên chiếc máy bay cuối cùng loại này vào cuối năm 2022.

Nhà quan sát quân sự Antony Wong cho biết Trung Quốc đã dùng J-7 bản cải tạo thành UAV làm mục tiêu huấn tuyện từ năm 1997. Loại này có nhiều biến thể, từng xuất khẩu sang Pakistan.

j7.jpg
J-7 thuộc chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 - Ảnh: SCMP

Ông Lữ Cầu Thúc - cựu giảng viên trường Hải quân Đài Loan - giải thích rằng Trung Quốc bắt đầu chú trọng chế tạo UAV nhằm giúp giảm thiểu tác động từ tình trạng thiếu người do dân số già hóa gây ra bởi chính sách hạn chế sinh sản lâu nay.

Triển lãm Hàng không Chu Hải 2018 từng liệt kê hàng loạt lợi thế từ UAV vốn nguyên bản là chiến đấu cơ đời cũ, chẳng hạn như giữ được nhiều tính năng ban đầu nhưng tiết kiệm chi phí và giảm thương vong về người.

“Có hàng trăm lý do khiến Trung Quốc đưa ra một số chiến thuật tác chiến mới nhắm vào Đài Loan”, theo ông Lữ.

Nhà phân tích Ben Ho thuộc Học viện quan hệ quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) tin rằng Trung Quốc học hỏi vài chiến thuật từ cuộc đụng độ ở vùng Nagorno-Karabakh hồi tháng 9 năm ngoái. Phía Armenia bị lừa bắn UAV là máy bay Antonov An-2 thời Liên Xô.

“Trung Quốc sẽ học Azerbaijan, sử dụng UAV J-7 làm mồi nhử trong trường hợp xảy ra cuộc chiến. Điều này đặc biệt hữu ích khi Mỹ sở hữu nhiều hệ thống phòng không hàng đầu, chẳng hạn như Aegis. Hoàn toàn hợp lý khi triển khai J-7 do chúng có kích thước vật lý gần với IDF và F-15 mà Đài Loan đang dùng”, ông Ho phân tích.

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hé lộ lý do Trung Quốc dùng chiến đấu cơ lỗi thời bay quanh Đài Loan