Giải thích công hàm mà chính quyền Jakarta gửi lên Liên Hợp Quốc gần đây, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi mới đây khẳng định các lợi ích kinh tế của nước này đang bị đe dọa bởi các đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Indonesia lên án mạnh mẽ yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông

05/06/2020, 13:07

Giải thích công hàm mà chính quyền Jakarta gửi lên Liên Hợp Quốc gần đây, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi mới đây khẳng định các lợi ích kinh tế của nước này đang bị đe dọa bởi các đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi - Ảnh: Internet

"Yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Chính phủ Indonesia luôn nhất quán trong lập trường của mình", bà Marsudi nói tại một cuộc họp báo trực tuyến hôm 4.6.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ hôm 26.5 đã gửi một công hàm lên Tổng Thư ký Antonio Guterres để phản đối một loạt văn bản có liên quan tới yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng chúng không có cơ sở pháp lý và trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Mỹ hôm 2.6 cũng xác nhận đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, khẳng định yêu sách phi lý của Bắc Kinh “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh cũng gia tăng các máy bay và tàu chiến trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Lợi dụng thời điểm thế giới đang bận rộn đối phó với đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động bành trướng trong khu vực. Bắc Kinh đơn phương thiết lập cái gọi là các quận hành chính mới ở Biển Đông hồi tháng 4 và hải quân Trung Quốc cũng đã triển khai tàu chiến đến vùng biển chiến lược này để diễn tập quân sự.

Kể từ khi phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 được công bố, trong đó vô hiệu hóa căn cứ pháp lý của “đường 9 đoạn”, Bộ Ngoại giao Indonesia đã áp dụng lập trường trung lập. Chính quyền Jakarta chỉ tuyên bố rằng Indonesia sẽ giữ vững các nguyên tắc của UNCLOS và không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài.

Tuy nhiên, Indonesia thời gian gần đây đã thay đổi lập trường kể từ sau khi tàu của Trung Quốc xâm nhập trái phép quần đảo Natuna, khu vực nước này tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Indonesia hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay.

Bên cạnh đó, thiện cảm của dư luận Indonesia đối với Trung Quốc được cho là ngày càng xấu đi. Hồi tháng trước, công chúng quốc gia Đông Nam Á này đã bày tỏ phẫn nộ về vụ việc được cho là các thuyền viên nước này bị thả xác xuống biển sau khi tử vong trên các tàu cá Trung Quốc vì làm việc quá sức.

Các động thái mới nhất của Indonesia đã tạo ra một nền tảng mới cho sự đoàn kết của các quốc gia ASEAN cũng như đóng góp tiếng nói chung trong việc đấu tranh chống lại tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hoàng Vũ (theo Nikkei Asian Review)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
4 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Indonesia lên án mạnh mẽ yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông