Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết đang đàm phán với phía Trung Quốc về chuyến thăm "không hạn chế" tới Tân Cương để xem cách người thiểu số được đối xử như thế nào.

Liên Hợp Quốc muốn thăm 'không hạn chế' Tân Cương

Hoàng Vũ | 29/03/2021, 12:07

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết đang đàm phán với phía Trung Quốc về chuyến thăm "không hạn chế" tới Tân Cương để xem cách người thiểu số được đối xử như thế nào.

"Một cuộc đàm phán nghiêm túc đang diễn ra vào thời điểm này giữa Văn phòng Ủy viên nhân quyền Liên Hợp Quốc và các nhà chức trách Trung Quốc. Tôi hy vọng họ sẽ sớm đạt thỏa thuận cho phép chuyến thăm không có hạn chế hoặc giới hạn". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói với đài CBC của Canada hôm 28.3.

Liên Hợp Quốc ước tính có tới hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phủ nhận những cáo buộc, đồng thời khẳng định các trại giam quy mô lớn tại Tân Cương chỉ là “các trung tâm giáo dục” hoàn toàn tự nguyện, và thường xuyên chỉ trích bất cứ ai lên tiếng hoặc kêu gọi đưa vấn đề này ra luật pháp.

Ông Guterres cũng cho biết Trung Quốc nhiều lần khẳng định với ông rằng họ muốn chuyến thăm Tân Cương của Liên Hợp Quốc được diễn ra.

gettyimages-495643282.jpg
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: Getty

Ngoài ra, người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng cho biết ông theo dõi một cách "lo lắng" số phận hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor - những người đang bị giam ở Trung Quốc với tội danh gián điệp.

"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Trong tất cả các tình huống như thế này, phải có quy trình phù hợp và tôn trọng đầy đủ các quyền con người của những người liên quan", ông Guterres nói.

Trung Quốc thứ bảy tuần trước đã công bố biện pháp trừng phạt đối với hai người Mỹ, một người Canada và một cơ quan vận động nhân quyền bởi lý do họ đã chỉ trích chính sách của Bắc Kinh với người Duy Ngô Nhĩ.

Theo lệnh trừng phạt, những người bị chỉ đích danh cũng như các thành viên gia đình họ bị cấm vào lãnh thổ Trung Quốc. Ngoài ra, các công dân và tổ chức tại Trung Quốc cũng không được phép hợp tác làm việc với họ.

Trước đó, Bắc Kinh cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp, nhân viên ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU)… đồng thời cấm các doanh nghiệp EU có liên quan buôn bán với Trung Quốc. Đáp lại, nhiều nước EU, như Đức, Pháp, Ý đã triệu gặp đại sứ Trung Quốc để phản đối động thái bị coi là "gây căng thẳng không cần thiết".

Tình hình nhân quyền tại Tân Cương hiện là vấn đề gây căng thẳng giữa phương Tây với Trung Quốc. Mỹ, Anh, Canada cùng Liên minh châu Âu (EU) nhắc lại cáo buộc bằng một tuyên bố chung ngày 22.3, hàng loạt nhãn hàng như H&M, Nike, Adidas… tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương sản xuất hàng may mặc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên Hợp Quốc muốn thăm 'không hạn chế' Tân Cương