Tạp chí Politico dẫn lời một số nhà ngoại giao phương Tây cho biết, Nga dự định sử dụng Iran như “cửa sau” nhằm lách trừng phạt, nếu thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc có hiệu lực trở lại.

Liệu Iran có giúp Nga vượt qua trừng phạt?

Cẩm Bình | 25/08/2022, 16:00

Tạp chí Politico dẫn lời một số nhà ngoại giao phương Tây cho biết, Nga dự định sử dụng Iran như “cửa sau” nhằm lách trừng phạt, nếu thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc có hiệu lực trở lại.

Vào tháng 7, sau khi Tổng thống Vladimir Putin công du Iran, Moscow cử nhiều nhóm quan chức tài chính và thương mại, cùng giới lãnh đạo công ty dầu khí nhà nước Gazprom và các công ty khác sang Tehran xây dựng nền tảng cho hợp tác song phương chặt chẽ hơn.

Vài tuần gần đây, Iran cũng cử hai phái đoàn quan chức sang Moscow tập trung bàn luận về năng lượng và tài chính, trong đó có Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran Ali Saleh Abadi, Thứ trưởng Kinh tế Iran Ali Fekri, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế thuộc Quốc hội Iran Mohammad Reza Pour Ebrahimi. Họ dành ra vài ngày làm việc với quan chức đồng cấp và đại diện doanh nghiệp Nga.

Điểm khiến Iran trở nên hấp dẫn chính là quốc gia Trung Đông có thể trở thành phương án dự phòng để Nga vượt qua trừng phạt, tái xuất khẩu dầu ra thế giới.

Xuất khẩu dầu của Nga đang phải đối mặt với lệnh cấm vận gần như hoàn toàn từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), kể từ tháng 12. Nhưng nếu thỏa thuận hạt nhân được khôi phục thì Tổng thống Putin sẽ có “kế hoạch B” hoàn hảo: Iran có thể nhập khẩu dầu thô từ Nga đến bờ biển Caspi nằm phía bắc, sau đó thay mặt Nga bán lượng dầu thô tương đương bằng tàu chở dầu Iran rời Vịnh Ba Tư phía nam.

Iran sẽ lọc dầu Nga để đáp ứng nhu cầu trong nước song song với xuất khẩu dầu - được miễn trừ trừng phạt nhờ thỏa thuận hạt nhân.

Ngoài ra, Iran còn có thể dùng đội tàu của mình (đã được giải thoát khỏi trừng phạt) đi lấy dầu Nga từ các cảng ngoài Caspi.

ngairan.jpg
Nga cần Iran trong nỗ lực vượt qua trừng phạt - Ảnh: The Star

Kế hoạch Nga theo đuổi phụ thuộc vào thỏa thuận hạt nhân. Nhiều nhà ngoại giao tham giá quá trình đàm phán tiết lộ, thỏa thuận đã gần đạt được mặc dù cả Mỹ lẫn Iran đều không chấp nhận đề xuất mới nhất của EU.

Trong số quan chức ủng hộ mạnh mẽ đề xuất có ông Mikhail Ulyanov – đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo). Tuần qua, quan chức này còn ca ngợi văn bản đề nghị điều chỉnh một số điểm trong đề xuất EU mà Iran đưa ra.

“Hãy hy vọng các đề xuất này không tốn nhiều thời gian xem xét ở Washington”, ông Ulyanov viết trên Twitter.

Chuyến thăm Iran tháng 7 là lần công du bên ngoài khối Liên Xô cũ đầu tiên của Tổng thống Putin kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tại Ukraine. Hai bên nhân chuyến thăm ký biên bản ghi nhớ hợp tác một loạt dự án, đặc biệt có dự án phát triển trữ lượng khí đốt ở Vịnh Ba Tư và sản xuất khí đốt hóa lỏng.

Ali Akbar Velayati - Cố vấn chính sách đối ngoại của lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei - nói với hãng tin Fars không lâu sau khi Tổng thống Putin sang thăm: “Chúng tôi nhận dầu từ Nga và Kazakhstan qua biển Caspi để tiêu thụ trong nước, sau đó giao dầu số lượng tương tự cho khách hàng của họ ở phía nam”.

Theo một số nhà ngoại giao phương Tây: “Iran là đối tác tốt trong nỗ lực này. Nga gặp khó, Iran có năng lực giải quyết”.

Chiến lược hoán đổi dầu nêu trên từng được thực hiện trong quá khứ, nhưng bị đình chỉ hơn một thập kỷ qua khi Iran phàn nàn thua lỗ, và Nga giao hàng không đạt chuẩn. Tehran cần tháo gỡ rắc rối liên quan nếu muốn khôi phục hoán đổi dầu.

Nga đánh giá Iran rất giỏi trong đối phó trừng phạt phương Tây. Họ cũng đặt cược rằng, Tehran hứng chịu ít hậu quả khi giúp Moscow vì phương Tây không muống gây nguy hiểm cho triển vọng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân.

Quan hệ Nga - Iran không phải luôn tốt đẹp. Hợp tác song phương còn hạn chế.

Mặc dù Nga đóng vai trò quyết định trong việc giúp Iran xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại thành phố Bushehr, Đại sứ Nga tại Iran Levan Dzhagaryan lại từng cáo buộc Tehran không trả khoản nợ hàng trăm triệu euro liên quan đến chương trình nguyên tử.

Cả hai đều hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhưng Nga lại cho phép Israel tấn công lực lượng do Iran hậu thuẫn tại đây.

Trong bối cảnh bị phương Tây cô lập vì cuộc chiến tại Ukraine, Nga phải tìm cách bù đắp hoạt động thương mại mất đi.

Đối tác truyền thống là Trung Quốc và Ấn Độ có thể giúp bù đắp, tuy nhiên, Nga cũng lo ngại nguy cơ bị hai cường quốc châu Á chi phối. Quan hệ với quốc gia nhỏ bé hơn như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran dễ quản lý hơn.

Thêm một lý do để thúc đẩy Nga chọn Iran là vì quốc gia Trung Đông này cần Moscow. Đầu tháng 8, cơ quan vụ trũ Nga giúp phóng một vệ tinh do thám của Iran lên quỹ đạo. Quan chức Nga trong nhiều lần làm việc với quan chức Iran từng ngỏ ý đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông thành phố cảng Astrakhan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại song phương. Tổng thống Putin cùng lãnh tụ Khamenei khi gặp nhau đã bàn biện pháp phá vỡ thế thống trị của đồng USD với hệ thống thương mại toàn cầu.

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu Iran có giúp Nga vượt qua trừng phạt?