Katherine Tai, nhà phê bình về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, đã được xác nhận là quan chức thương mại hàng đầu chính quyền Biden. Kết quả cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện là 98-0 (98 thuận, 0 chống).

Luật sư gốc Hoa chống Trung Quốc trở thành Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Biden

Nhân Hoàng | 18/03/2021, 11:00

Katherine Tai, nhà phê bình về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, đã được xác nhận là quan chức thương mại hàng đầu chính quyền Biden. Kết quả cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện là 98-0 (98 thuận, 0 chống).

Có bố mẹ sinh ra ở Trung Quốc đại lục, luật sư Katherine Tai sẽ trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên và người phụ nữ da màu đầu tiên trở thành Đại diện Thương mại Mỹ kể từ khi vị trí này được thành lập cách đây gần 60 năm.

Katherine Tai đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ Thượng viện trong cuộc bỏ phiếu theo thủ tục để xác nhận chức vụ này cho bà.

Sự kiện trên diễn ra khi Nhà Trắng của Biden cố gắng tránh xa giọng điệu hiếu chiến hơn của chính quyền Trump trong việc đối phó với Trung Quốc, đồng thời duy trì lập trường cứng rắn của Mỹ chống lại đối thủ.

Katherine Tai đã chỉ trích một số chính sách của Trung Quốc. Trong một số trường hợp từ năm 2007 đến 2014, bà đã lập luận thành công trường hợp của Mỹ chống lại các hoạt động thương mại của Trung Quốc trước Tổ chức Thương mại Thế giới.

"Cũng có rất nhiều lĩnh vực là vùng xám, nơi các quy tắc không rõ ràng hoặc nơi chúng ta chưa có quy tắc", Katherine Tai nói vào tháng trước và cũng tin rằng Mỹ nên làm việc với các quốc gia khác để chống lại Trung Quốc.

Katherine Tai sẽ kế nhiệm Robert Lighthizer, người với tư cách là nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông Trump đã áp đặt một số mức thuế với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong khi đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai quốc gia đã đạt được vào tháng 1.2020.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính Mỹ vào tháng 2.2021, Katherine Tai nói rằng bà muốn giữ Trung Quốc ở các cam kết giai đoạn 1. Katherine Tai không nói liệu có sử dụng thuế quan bổ sung chống lại Trung Quốc hay không, nhưng lưu ý rằng có "các công cụ hợp pháp trong hộp công cụ thương mại".

nu-luat-su-goc-hoa-chong-trung-quoc-thanh-dai-dien-thuong-mai-my.jpg
Katherine Tai, luật sư gốc Hoa chống Trung Quốc, trở thành Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Biden

Katherine Tai thề sẽ chống lại Trung Quốc trong một thế giới mà theo bà là "rất khác biệt" so với thời điểm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) được ký kết. Sau khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20.1.2017, ông Trump đã nhanh chóng ký quyết định rút Mỹ khỏi TPP.

"Trung Quốc đồng thời là một đối thủ, một đối tác thương mại và một người chơi lớn hơn mà sự hợp tác cũng sẽ cần giải quyết những thách thức toàn cầu nhất định. Chúng ta phải nhớ cách đi bộ, nhai kẹo cao su và chơi cờ cùng một lúc", luật sư người Mỹ gốc Hoa nói trong phát biểu mở đầu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện hôm 25.2.

Bà Katherine Tai sẽ đảm nhận vị trí quan trọng hàng đầu về thương mại của chính quyền Biden vào thời điểm Mỹ rời khỏi các hiệp định thương mại lớn nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trung Quốc là một phần của RCEP, có các thành viên chiếm 30% sản lượng kinh tế thế giới và đang hướng tới việc tiếp cận với CPTPP. Mỹ đã tự rút khỏi CPTPP dưới thời Donald Trump.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ không ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do mới nào trước khi đầu tư đáng kể vào trong nước. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp trong phiên điều trần dường như háo hức với vị trí trưởng bộ phận thương mại sẽ sớm dẫn dắt Mỹ trở lại bàn đàm phán để tái hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khi được hỏi liệu Mỹ có thể sớm quay lại TPP hay một thỏa thuận tương tự hay không, Katherine Tai cho biết "công thức cơ bản của TPP" - làm việc cùng các đối tác có chung lợi ích kinh tế và chiến lược, với thách thức của Trung Quốc - "vẫn là một công thức lấy tiếng vang". Thế nhưng, "rất nhiều điều đã thay đổi trên thế giới trong 5 hoặc 6 năm qua và rất nhiều điều đã thay đổi về nhận thức của chính chúng tôi về một số cạm bẫy của các chính sách thương mại mà chúng tôi đã theo đuổi", bà Katherine Tai nói thêm.

Trump đã gọi TPP là "kẻ giết việc làm" và rút khỏi nó trong tuần đầu tiên nắm quyền. Đảng Dân chủ của Biden cũng đã do dự trong việc chấp nhận hiệp ước thương mại này.

Làm việc với các đối tác đáng tin cậy để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á và các nơi khác là nền tảng trong tầm nhìn chính sách đối ngoại của Biden, điều đó cũng sẽ được áp dụng cho thương mại.

"Tôi biết những cơ hội và những hạn chế trong hộp công cụ hiện có của chúng tôi và tôi biết tầm quan trọng của việc xây dựng cái mà tổng thống đã gọi là một mặt trận thống nhất các đồng minh của Mỹ”, Katherine Tai nói.

Nhìn về những thách thức phía trước của Mỹ, Katherine Tai nhấn mạnh đặc điểm ngày càng nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản nhà nước, điều khiến Bắc Kinh trở thành một "đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm".

Với truyền thống tập trung và tin tưởng vào thị trường tự do, Mỹ cần phải xem xét lại cách thức tiến hành các hoạt động kinh tế và các chính sách thương mại của mình, phải có chiến lược và nhìn rõ ràng hơn về thách thức phải đối mặt từ Trung Quốc, Katherine Tai nói.

Theo Katherine Tai và chính quyền Biden, tăng cường các ngành công nghiệp trong nước và đặt người lao động Mỹ làm trung tâm trong chính sách thương mại của Mỹ sẽ là một phần quan trọng trong tư duy chiến lược đó.

Theo CNN, Katherine Tai có thể nói thành thạo tiếng Quan thoại, tốt nghiệp trường Đại học Yale và có bằng luật tại trường Harvard, hiện là luật sư thương mại hàng đầu thuộc đảng Dân chủ tại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ. Bà từng là người thực thi chính của đại diện thương mại Mỹ chống lại Trung Quốc và khởi kiện các vụ kiện chống lại Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại Thế giới.

Kinh nghiệm thương mại của Katherine Tai cả về mặt lập pháp và thực thi sẽ cho phép bà bắt đầu làm việc ngay lập tức khi được xác nhận chức vụ Đại diện thương mại Mỹ. Tuy nhiên, Katherine Tai cũng nhanh chóng kiềm chế kỳ vọng vào khả năng của Mỹ trong việc buộc Trung Quốc phải thay đổi cấu trúc nền kinh tế và các hoạt động thương mại.

"Tôi nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn đáng để khám phá Trung Quốc nhưng tôi cũng muốn lưu ý rằng những cuộc thảo luận và đường lối đã được các Đại diện thương mại của Mỹ trước tôi làm tốt. Về vấn đề này của mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung, tôi muốn nói rằng chúng ta cần phải khám phá tất cả các lựa chọn của mình", Katherine Tai cho hay.

Katherine Tai nói thuế quan là "công cụ hợp pháp" để chống lại mô hình kinh tế Trung Quốc và hứa hẹn buộc Bắc Kinh tuân thủ các cam kết. Katherine Tai cũng kêu gọi sửa đổi các quy định về thương mại toàn cầu để loại bỏ những gì bà gọi là "vùng xám" đang bị Trung Quốc lợi dụng.

Dù vậy, Katherine Tai không đe dọa áp đặt các khoản thuế mới với Trung Quốc. Bà cho rằng Mỹ nên làm việc với các quốc gia khác để tìm ra các giải pháp mới buộc Trung Quốc tiến hành các thay đổi cấu trúc.

Cũng tại phiên điều trần hồi tháng 2.2021, Katherine Tai cũng nói về gia cảnh của mình. Cha mẹ Katherine Tai sinh ra ở Trung Quốc đại lục nhưng lớn lên tại Đài Loan trước khi chuyển đến Mỹ để học cao học.

Cha Katherine Tai trở thành một nhà nghiên cứu y tế tại Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed ở Washington, Mỹ. Cũng tham dự phiên điều trần ở Thượng viện hôm 25.2, mẹ Katherine Tai chuyên phát triển các phương pháp điều trị nghiện opioid tại Viện Y tế Quốc gia.

Bài liên quan
Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ viện không kêu gọi Thống đốc New York từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục 7 cô gái
Hôm 14.3, Tổng thống Joe Biden đã từ chối kêu gọi Thống đốc New York - Andrew Cuomo từ chức vì các cáo buộc hành vi tình dục sai trái , nói rằng ông muốn chờ kết quả của cuộc điều tra về vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư gốc Hoa chống Trung Quốc trở thành Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Biden