Cây phượng "nửa xanh, nửa đỏ" tại Vũng Tàu trở thành hình ảnh gây sốt mạng xã hội trong những ngày qua và gây tò mò cho người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể lý giải bằng khoa học chứ không phải đột biến hay “tâm linh” như nhiều người đồn đoán.

Lý giải khoa học về cây phượng ‘nửa xanh nửa đỏ’ đang gây sốt ở Vũng Tàu

Minh An (Tổng hợp) | 07/05/2022, 13:54

Cây phượng "nửa xanh, nửa đỏ" tại Vũng Tàu trở thành hình ảnh gây sốt mạng xã hội trong những ngày qua và gây tò mò cho người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể lý giải bằng khoa học chứ không phải đột biến hay “tâm linh” như nhiều người đồn đoán.

Các chuyên gia nghiên cứu về thực vật cho rằng, hiện tượng độc đáo của cây phượng vĩ này xuất phát từ việc cắt tỉa.

Ông Đào Mạnh Hùng, Giám đốc điều hành Công viên thực vật cảnh Việt Nam cho rằng việc cắt tỉa có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và là nguyên nhân lớn khiến cây phượng có "nửa xanh nửa đỏ".

"Chuyện này rất dễ hiểu chứ chẳng hề có gì bất thường. Bây giờ mọi người cứ thấy cây gì độc đáo lại đồn thổi chúng đột biến", ông Hùng chia sẻ.

phuongdo.png
Hình ảnh cây phượng tại Vũng Tàu chụp từ trên cao - Ảnh: Quang Thành Media

Chuyên gia về thực vật lý giải rằng, do cây phượng nằm trên đường Thùy Vân, Thành phố Vũng Tàu, (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) một phần tán chĩa ra phía dưới đường dành cho phương tiện giao thông; phía còn lại nằm trên phần đường dành cho người đi bộ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người tham giao thông nên tán cây phía đường dành cho phương tiện thường xuyên được cắt, tỉa, hay đốn cành trong mùa mưa bão.

Ngoài ra, cũng theo ông Hùng, phần rễ cây cũng có thể là nguyên nhân tạo nên cây phượng "nửa xanh, nửa đỏ" bởi khi rễ hướng về phía nào thì loại dinh dưỡng cung cấp cho rễ sẽ quyết định việc phát triển cành, lá hay hoa ở hướng đó.

Trên Vietnamnet, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh cũng khẳng định đây không phải hiện tượng kỳ bì.

Ông cho biết: "Cắt tỉa là một trong những biện pháp tác động, điều khiển khả năng sinh trưởng, ra hoa của cây trồng. Cắt tỉa cây có tác dụng hạn chế việc sinh trưởng sinh thực (ra hoa, quả, hạt...), kích thích sự sinh trưởng dinh dưỡng (ra rễ, thân, lá...). Biện pháp đốn, cắt cành làm cho cây trẻ hóa). Do đó, phần tán cây được cắt tỉa/đốn nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều cành/nhánh mới. Chúng có tuổi sinh lý ít, non nớt nên chưa thể ra hoa. Phần tán còn lại không bị cắt tỉa nhiều nên cành/nhánh già hơn, dễ dàng ra hoa".

cayphuong.png
Cây phượng bỗng trở thành điểm "check -in" mới thu hút du khách và người dân địa phương - Ảnh: Quang Thành 

Các chuyên gia này còn cho rằng, ánh sáng cũng là tác nhân khiến cây phượng ra hai màu độc đáo này.

Trên thực tế, trong thế giới tự nhiên tại Việt Nam đã có không ít loài cây ra hoa 2 màu độc đáo. Trong đó có cây hoa bún hàng trăm năm tuổi tại Hà Nội. Theo đó, cây hoa bún nằm ở làng Đình Thôn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và đã có tuổi đời gần 300 năm. Cứ tầm tháng 4 hằng năm là cây sẽ ra hoa nở rộ mang 2 màu đặc trưng là vàng và trắng trong như những sợi bún mềm mại.

cayhoabun.jpg
Những bông hoa bún có 2 màu trắng vàng xen kẽ - Ảnh: Nhịp sống Hà Nội

Tuy nhiên, nếu như cây phượng đang gây sốt ở Vũng Tàu có 2 màu rõ rệt nửa lá xanh và nửa hoa đỏ thì hoa của cây hoa bún này lại nở xen kẽ 2 màu với nhau.

Bài liên quan
Cuộc chiến xin tài trợ nghiên cứu khoa học khốc liệt ở Trung Quốc: 2 học giả hàng đầu bị trừng phạt
Ji Jie và Yang Lijun - hai nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng đã bị phơi bày hành vi cố gắng tác động đến các quyết định về tài trợ nghiên cứu do chính phủ tài trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý giải khoa học về cây phượng ‘nửa xanh nửa đỏ’ đang gây sốt ở Vũng Tàu