Trang Euronews chỉ ra, phương Tây đang viện trợ quân sự cho Ukraine rất ít và rất chậm.

Mỹ đứng đầu danh sách viện trợ khí tài cho Ukraine

Cẩm Bình | 06/03/2023, 14:30

Trang Euronews chỉ ra, phương Tây đang viện trợ quân sự cho Ukraine rất ít và rất chậm.

Đầu tháng 2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sang châu Âu với lời kêu gọi nhanh chóng viện trợ máy bay chiến đấu và vũ khí hạng nặng.

“Ukraine càng sớm có được vũ khí tầm xa uy lực, cuộc chiến càng sớm kết thúc. Chúng tôi sẽ mang lại hòa bình cho châu Âu”, Tổng thống Zelensky tuyên bố nhân dịp gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Paris.

Nhưng quyết định viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine - quốc gia không phải thành viên NATO - tiềm ẩn nhiều vấn đề, các nước không muốn làm leo thang cuộc chiến.

000.jpg
Ukraine cần viện trợ quân sự từ phương Tây - Ảnh: USA Today

Nước nào đang viện trợ?

Dữ liệu từ Viện nghiên cứu Kinh tế Kiel cho thấy, Mỹ, Anh, Ba Lan, Đức viện trợ nhiều nhất. Trong số này, Mỹ dẫn đầu.

Kể từ tháng 1.2022 đến nay, Mỹ cam kết viện trợ tổng cộng 44,3 tỉ euro. Theo giám đốc Tổ chức Bảo vệ Dân chủ (FDD) Brad Bowmann: “Mỹ dẫn đầu rất xa. Cộng thêm Ukraine dũng cảm và may mắn nên Kyiv còn tiếp tục chống chọi”.

Anh đứng ở vị trí thứ hai với tổng trị giá viện trợ 2,5 tỉ euro. Quốc gia này viện trợ cho Ukraine nhiều tên lửa, hệ thống phòng thủ, xe bọc thép, vũ khí, đạn dược kèm hoạt động huấn luyện. Ngày 14.1.2023, đảo quốc sương mù trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây Challenger 2.

Nước láng giềng Ba Lan năm ngoái cam kết viện trợ 2,4 tỉ euro. Đức cũng xuất khẩu hơn 2,4 tỉ euro hàng hóa quân sự.

001.jpg
Mỹ dẫn đầu danh sách quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine - Ảnh: Euronews

Ông Bowmann đánh giá: “Ba Lan đóng vai trò đặc biệt đáng khen ngợi. Các nước vùng Baltic rất tích cực. Họ nằm ngay tại sườn phía đông NATO, gần với Nga nhất”.

Dù không viện trợ quân sự lớn nhứ 4 nước nêu trên, nhưng Estonia là quốc gia viện trợ quốc phòng và nhân đạo hàng đầu của Ukraine. Họ dành ra đến khoảng 1,1% GDP để viện trợ.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas từng tuyên bố: “Bằng cách giúp Ukraine bảo vệ nền độc lập, chúng tôi đang bảo vệ quyền tự do và dân chủ của tất cả các quốc gia kể cả Estonia”.

Viện trợ đã đủ hay chưa?

Mỹ, Anh, Đức đang viện trợ xe tăng, Đức cũng cho phép các nước phương Tây khác gửi xe tăng do họ sản xuất.

Tuy nhiên, phía Ukraine tiếp tục kêu gọi cung cấp máy bay chiến đấu. Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó thẳng thừng loại bỏ khả năng viện trợ chiến đấu cơ F-16.

Ông Bowmann đồng tình chưa cần viện trợ F-16. Chuyên gia này cho rằng hiện tại NATO nên tập trung hoàn thành cam kết viện trợ trước đó.

Viện trợ có đủ nhanh?

Vào tháng 2, Mỹ cam kết viện trợ bom GLSDB tầm bắn xa hơn đạn pháo phương Tây cung cấp trước đó. Nhưng phải đến mùa thu GLSDB mới được chuyển đến – tốc độ bị giới chuyên gia đánh giá là quá muộn.

“Nhiều quốc gia trong đó có Mỹ đang áp dụng cách tiếp cận chậm trễ. Không ít vũ khí phải chờ 4 tháng sau mới đến Ukraine”, ông Bowmann cho biết.

Bài liên quan
New York Times: Người Ukraine coi việc đồng minh phương Tây bảo vệ Israel là ‘đạo đức giả’
Quân đội Mỹ, Anh và Pháp đã giúp đánh chặn tên lửa và UAV của Iran, nhưng người Ukraine nói rằng họ chưa nhận hỗ trợ tương tự trước các cuộc tấn công của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
40 phút trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đứng đầu danh sách viện trợ khí tài cho Ukraine