Giới chức Mỹ lên tiếng nhắc nhở quần đảo Solomon cảnh giác trước lời hứa cung cấp tài chính từ Trung Quốc và không nên bị ép buộc cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Mỹ khuyến cáo quần đảo Solomon về ý định ‘bỏ Đài theo Trung’

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 13/09/2019, 09:30

Giới chức Mỹ lên tiếng nhắc nhở quần đảo Solomon cảnh giác trước lời hứa cung cấp tài chính từ Trung Quốc và không nên bị ép buộc cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Các lời cảnh báo được đưa ra sau khi một số nghị sĩ đảo quốc Thái Bình Dương này ngỏ ý muốn “bỏ Đài theo Trung”. Solomon là đối tác ngoại giao quan trọng với Đài Loan, giúp ngăn chặn chính quyền Bắc Kinh bành trước ảnh hưởng trong khu vực.

Trong lời cảnh báo của mình, các quan chức Mỹ không công khai kêu gọi giữ vững quan hệ với Đài Loan, tuy nhiên họ khuyến cáo Solomon cần thận trọng.

Đại sứ Mỹ tại Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Vanuatu Catherine Ebert-Gray cho biết: “Chúng tôi muốn khuyến khích ngài Thủ tướng (Manasseh Sogavare), người dân cùng thành viên Quốc hội Solomon không cần cảm thấy áp lực khi ra quyết định, đồng thời phải hỏi rõ chi tiết những khoản tài chính cùng dự án bất kể dưới hình thức cho vay hay viện trợ”.

Chính quyền Bắc Kinh vài năm qua đẩy mạnh nỗ lực cô lập Đài Loan trên mặt trận ngoại giao bằng cách lôi kéo số quốc gia ít ỏi thiếtlập quan hệ chính thức với hòn đảo tự trị. Nỗ lực có vẻ phát huy tácdụng khi từ năm 2016 đến nay, lần lượt El Salvador, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, Panama, Sao Tome - Principe “bỏ Đài theo Trung”.

Kinh tế là yếu tố quan trọng mà các đảo quốc Thái Bình Dương còn nghèo khó như Solomon cân nhắc đến. Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc thực thi chính sách ngoại giao “bẫy nợ” bằng nhiều khoản vay quy mô lớn.

Bà Ann Marie Yastishock – nhân sự cấp cao Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) – nhấn mạnh: “Khi đến một quốc gia, chúng tôi tìm cách hợp tác thông qua hệ thống tài trợ chứ không cho vay”. Chính quyền Washington có truyền thống giao phó khu vực Thái Bình Dương cho ba đồng minh Úc, New Zealand và Nhật Bản.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối động thái của Mỹ mà Bắc Kinh mô tả là "can thiệp thô bạo vào các vấn đề củaquốc gia khác".

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của quần đảo Solomon. Kim ngạch thương mại song phương vào năm 2017 đạt đến 2,7 tỉ USD - vượt xa mức 174 triệu USD trong thương mại với Đài Loan. Dự kiến đảo quốc Thái Bình Dương sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng 9.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ khuyến cáo quần đảo Solomon về ý định ‘bỏ Đài theo Trung’