Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Manila gạt phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, để đổi lấy thỏa thuận về năng lượng.

Ông Tập đề nghị Philippines phớt lờ phán quyết Biển Đông đổi lấy thỏa thuận khí đốt

Hoàng Vũ | 11/09/2019, 19:08

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Manila gạt phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, để đổi lấy thỏa thuận về năng lượng.

Trong cuộc phỏng vấn với báo chítối 10.9, ông Rodrigo Duterte đã tiết lộ tại cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cuối tháng 8, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ để Philippines hưởng phần lớn hơn trong đề xuất chia sẻ tài nguyên trong việc thăm dò và khai thác khí đốt ở Biển Đông đểđổi lại Manila phải gạt bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực.

"Nếu đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc. Họ muốn thăm dò. Chúng tôi chấp nhận để các ông hưởng 60%, còn chúng tôi chỉ lấy 40%. Đó là lời hứa của ông Tập", ông Duterte thuật lại lời của chủ tịch Trung Quốc tại cuộc gặp.

Theo Philstar, khi được hỏi tỷ lệ này có áp dụng các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines hay không, Tổng thống Duterte cho biết:"Vùng đặc quyền kinh tế là một phần phán quyết của Tòa Trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để theo đuổi một hoạt động kinh tế".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã không đưa ra thông tin cụ thể trong cuộc họp ngắn hôm 11.9 về việc trao đổi giữa lãnh đạo hai nước, nhưng cho biết chủ tịch Trung Quốc mong muốn hợp tác với Philippines sẽ mang lại tiến bộ lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên trên biển.

Bà Oánh cũng cho hay, ông Duterte đã bày tỏ sẵn sàng trong việc đẩy nhanh hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc.

Tuần trước, nhà lãnh đạo Philippines hôm 4.9 đã thừa nhận ông "không hài lòng" khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khăng khăng khẳng định lập trường không công nhận phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực (PCA) và tiếp tục theo đuổi yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.

"Một cách lịch sự, tôi đã nói với ông Tập Cận Bình rằng tôi có thể sẽ không hối thúc câu trả lời của ông ngay bây giờ. Tôi không hài lòng với phản hồi của ông ấy nhưng sẽ không đòi câu trả lời nào khác. Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm ban đầu đầu, xét về việc ông cũng đang chịu áp lực trước các diễn biến ở Hồng Kông", tờInquirercủa Philippines dẫn lời ông Duterte nhắc lại chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng trước.

Trung Quốc từ lâu đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa phi pháp cũng như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt thủy sản tại Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực công bố tháng 7.2016 rằng Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý hoặc lịch sử nào cho "đường 9 đoạn" vốn được Trung Quốc đơn phương vẽ ra để khẳng định chủ quyền tại vùng biển chiến lược này.

Tuy nhiên, chính quyền Manila dưới thời ông Duterte thi hành chính sách đối ngoại xoay trục bằng cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với đối thủ của Mỹ là Trung Quốc để đổi lấy các lợi ích kinh tế, đầu tư. Ông tìm đến nguồn viện trợ Trung Quốc cho chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng bất chấp tranh chấp Biển Đông chưa được giải quyết.

Hoàng Vũ (theo Reuters, Philtar)
Bài liên quan
Lập vườn ươm để cứu san hô ở Philippines
AFP thông tin, một nhóm gồm các chuyên gia và người đam mê lặn biển đang lập vườn ươm tại địa điểm lặn nổi tiếng ở phía nam thủ đô Manila, Philippines để góp phần nhân giống, phục hồi san hô bị hư hại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập đề nghị Philippines phớt lờ phán quyết Biển Đông đổi lấy thỏa thuận khí đốt