Mỹ từ lâu vẫn có nhiều lợi thế trong các cuộc không chiến, tuy nhiên, những tiến bộ mới trong kỹ thuật radar và công nghệ tên lửa của Nga, buộc không quân Mỹ phải thừa nhận ưu thế của mình đang giảm dần, hay các nước đã tìm cách thu hẹp khoảng cách.

Mỹ mất dần lợi thế không chiến trước Nga

Một Thế Giới | 15/09/2015, 18:09

Mỹ từ lâu vẫn có nhiều lợi thế trong các cuộc không chiến, tuy nhiên, những tiến bộ mới trong kỹ thuật radar và công nghệ tên lửa của Nga, buộc không quân Mỹ phải thừa nhận ưu thế của mình đang giảm dần, hay các nước đã tìm cách thu hẹp khoảng cách.

“Những lợi thế mà chúng tôi có được trong các hoạt động trên không đang bị thu hẹp lại. Không chỉ riêng máy bay được các nước sản xuất ngày một hiện đại, điều đáng báo động hơn là khả năng chống xâm nhập của hệ thống phòng không. Các khu vực quan trọng được bảo vệ rất tốt, ” Tướng Frank Gorenc, Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu, cho biết trong hội nghị của Hiệp hội Không quân và Không gian vào ngày 14.9.

Theo hãng tin Breaking Defense, ông Gorenc nhấn mạnh đến kế hoạch phát triển của quân đội Mỹ liên quan đến F-35 trong vài năm qua, máy bay chiến đấu trị giá 400 tỉ USD nhưng hầu như không có khả năng chiến thắng trong cuộc chiến tay đôi với F-22, được sản xuất cách đây 18 năm. Ngoài ra, sự cải thiện về “chất lượng và số lượng” của quân đội Nga cũng khiến Mỹ quay trở về thực trạng hiện tại.

“Các mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu ngày càng đáng kể. Trong khi đó, hệ thống phòng không có giá rẻ hơn nhiều so với các phi cơ phản lực nên Nga có rất nhiều các loại vũ khí này. Do đó, việc tập hợp toàn bộ hệ thống tên lửa tầm xa đất đối không hiện đại, sẽ tạo nên một lá chắn hiệu quả ngăn chặn các máy bay xâm nhập,” ông Gorenc nói thêm.

Đặc biệt, các chuyên gia phân tích nhận định hệ thống tên lửa Nga đặt tại Kaliningrad, tạo ra những thử thách đáng kể cho không quân Mỹ ở châu Âu. “Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã nói về kế hoạch chống xâm nhập tại các khu vực ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều này không chỉ đáng quan tâm ở Thái Bình Dương, mà châu Âu cũng cần những chính sách phù hợp,” hãng tin Breaking Defense dẫn lời.

Nỗi lo của không quân Mỹ đối với hệ thống phòng không của Nga bắt nguồn từ kế hoạch theo đuổi các thế hệ máy bay tàng hình của Lầu Năm Góc. F-35 được thiết kế với khả năng tàng hình, nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi. Do đó, quân đội Mỹ đang xem xét đề xuất chế tạo một máy bay ném bom tấn công tầm xa mới, tập trung vào khả năng qua mặt các hệ thống theo dõi.

Vấn đề là cả F-35 và máy bay mới sẽ tiêu tốn không ít ngân sách quốc phòng của Mỹ. Việc sửa chữa lỗi trong thiết kế của F-35 đã khiến chi phí dự kiến trước đó tăng vọt. Không quân Mỹ sẽ dành 58,2 tỉ USD cho kế hoạch phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, nhưng tương tự như F-35, chi phí có thể vượt quá dự kiến trong quá trình thực hiện.

Sự cần thiết của máy bay tàng hình được chứng minh trong các hoạt động gần đây của F-117 trên bầu trời Nevada. Được sử dụng để ném bom Nam Tư vào năm 1999, nhưng quân đội Mỹ đã ngừng sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình Nighthawk vào năm 2008. Trong khi đó, một số máy bay F-117 được phát hiện đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm trong sa mạc.

“Chúng ta phải mở rộng công tác đào tạo, cho phép không quân Mỹ xâm nhập vào các khu vực được bảo vệ tốt,” ông Gorenc nói.

Hàn Giang (Theo Sputnik news)

Bài liên quan
Quân nhân Mỹ bị bắt tại Nga
Đài CNN dẫn nguồn tin quan chức tiết lộ tuần trước có một quân nhân Mỹ bị bắt giữ tại Nga với cáo buộc trộm cắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ mất dần lợi thế không chiến trước Nga