Báo New York Times kể các “biện pháp nghiệp vụ” khi đặc vụ ICE bắt di dân “chui”, theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump.

Mỹ: Những cuộc truy lùng dân nhập cư trái phép của đặc vụ ICE

Trần Trí | 03/03/2017, 14:12

Báo New York Times kể các “biện pháp nghiệp vụ” khi đặc vụ ICE bắt di dân “chui”, theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump.

Nỗi sợ hãi tràn ngập các cộng đồng di dân về việc đặc vụ Cục thi hành luật hải quan và di trú (ICE) ráo riết bắt người nước ngoài không giấy tờ tùy thân và nhập lậu vào Mỹ.

Hành động cấp tốc để gây bất ngờ

ICE có hơn 20.000 nhân viên, được rải ở 400 Phòng ở Mỹ và 46 quốc gia. Ông Trump cũng kêu gọi tuyển dụng thêm 10.000 người nữa.

Đặc vụ ICE lãnh trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và pháp luật, nhưng nhiều người nói họ còn có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống di trú hợp pháp.

Bộ trưởng An ninh nội địa (DHS cơ quan chủ quản của ICE và Tuần tra biên phòng) John Kelly nói nhiệm vụ quan trọng của Bộ ông là bảo vệ tổ quốc, và nam nữ đặc vụ ICE hàng ngày lãnh nhiệm vụ với tinh thần nhà nghề và can đảm.

Đa số đặc vụ ICE là nam, từng là quân nhân hoặc cảnh sát. Các đặc vụ mới phải trải qua 5 tuần học tiếng Tây Ban Nha, sử dụng vũ khí, lái xe và phải trải qua 7 kỳ thi viết, chịu kiểm tra thể lựcchạy vượt rào.

Yếu tố gây bất ngờ là nguyên tắc hành động chủ đạo của đặc vụ ICE, và dấu hiệu của một chiếc xe tải màu trắng có chữ DHS là đã đủ gây ra sợ hãi, buộc người ta phải bỏ chạy.

Để hạn chế tiếp xúc với dân thường, các vụ bắt giữ thường được tiến hành vào lúc rạng sáng. Một giám sát viên ICE ở Bắc California cho biết một cuộc truy bắt chuẩn là các đội với ít nhất 5 đặc vụ gặp nhau lúc 4 giờ sáng để bắt giữ trước khi đối tượng đi làm.

Để tránh cho gia đình và trẻ con hoảng sợ, các đặc vụ thích bắt đối tượng ở ngoài nơi ở của họ, áp sát họ ngay khi họ bước ra hè đường và sau khi xác minh thì còng tay đối tượng.

Nhưng những vụ bắt có thể đạt tính cao trào, khi số đông đặc vụ ào tới, trang bị súng tự động và mặc áo chống đạn màu đen có chữ ICE màu trắng sáng.

Khi họ phải vào một ngôi nhà, các đặc vụ gõ cửa mạnh và tự khẳng định là cảnh sát (một từ mà họ có thể sử dụng hợp pháp). Nhiều lúc trẻ con tỉnh giấc, phải chứng kiến cha/mẹ chúng bị giải đi.

Bắt hố và “bắt bù”

Tờ Times đã phỏng vấn 17 đặc vụ trên toàn nước Mỹ xin được giấu tên vì bị cấm tiếp xúc với báo chí và sợ bị mất việc. Họ cho biết ngay cả người đứng ngoài đường cũng bị bắt, nếu họ bị nghi không có giấy tờ tùy thân.

Ngôn ngữ nội bộ ICE gọi đây là “bắt bù”. Các vụ “bắt bù” này từng xảy ra thời Tổng thống Barack Obama, nhưng chính thức thì không khuyến khích, khiến nhiều đặc vụ thất vọng.

Vài tuần qua, những vụ truy bắt của ICE đôi lúc bị hố. Tại sân bay quốc tế Kennedy ở New York, hành khách của một chuyến bay 5 giờ đến từ San Francisco bị đặc vụ của lực lượng Hải quan-Bảo vệ biên giới (cơ quan "đàn em" của ICE) yêu cầu trình giấy tờ tùy thân, rồi mới được rời khỏi máy bay. Chỉ vì lực lượng này cho rằng một người có trát bắt trên máy bay, nhưng họ không tìm ra.

Đầu tháng 2 ở phía bắc bang Virginia, đặc vụ ICE chịu đựng thời tiết lạnh, “phục kích” bên ngoài một nơi ở tạm của người không nhà cửa ởmột nhà thờ, trước khi bắt nhiều di dânvừa chui ra khỏi nhà, theo báo địa phương Culpeper Star Exponent.

Các nhà thờ thường không thuộc diện bị khám xét, đã trở thành nơi trú ẩn của nhiều di dân “chui” được các lãnh đạo tôn giáo giúp đỡ. Sau vụ bắt giữ này, Thống đốc Terry McAuliffe (đảng Dân chủ) viết thư gởi Bộ trưởng DHS Kelly, nói vụ này “gây quan ngại rằng đặc vụ ICE bắt công dân Virginia mà không có lý do chính đáng hoặc không bị cáo buộc phạm tội hình sự”.

Thách thức lớn nhất của đặc vụ ICE là mối quan hệ suy thoái giữa ICE với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, nhất là ở những “thành phố trú ẩn”, là các thành phố có tư tưởng tự do, đã hứa bảo vệ các di dân khỏi bị trục xuất.

Một giám sát viên ICE nói tại thành phố nọ, ICE từng mỗi ngày giải 35 di dân “chui” đến nhà tù liên bang, so với việc chỉ giải 5 người/tuần trong những năm cuối của chính phủ Obama.

Los Angeles là “thành phố trú ẩn”, đã yêu cầu đặc vụ ICE chấm dứt tự xưng là cảnh sát, nói làm thế thì khiến cư dân giảm lòng tin vào lực lượng cảnh sát của thành phố này.

“Tân quan tân chính sách” của ông Trump

Một số quan chức chính quyền địa phương đã gởi thư đến chính phủ liên bang, đề nghị làm rõ mục tiêu truy bắt của đặc vụ ICE, theo báo International Business Insider ngày 28.2.

Theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump, ICE chỉ được bắt những tội phạm nghiêm trọng, nhưng các nghị sĩ ở Thượng viện và Quốc hội Mỹ thuộc bang California nói dù ông Trump nói chỉ nhắm vào các tội phạm nguy hiểm, sắc lệnh của ông lại nhắm vào tất cả những người không giấy tờ ở bang California:

Báo San Jose Mercury News dẫn lời các quan chức: “Sự thiếu minh bạch của ICE đang tạo ra sự hoang mang trong các cộng đồng cư dân toàn bang và cần phải thay đổi. Đến lúc ICE giải trình rõ họ đang làm gì và cách họ làm nhiệm vụ”.

Sắc lệnh được xem như “tân quan tân chính sách”, cởi trói cho đặc vụ ICE khỏi chỉ đạo từ thời Tổng thống Obama là chỉ được truy bắt-trục xuất bọn tội phạm nghiêm trọng và bạo lực, thành viên băng đảng, theo báo New York Times (NYT)

Một đặc vụ ICE thâm niên 10 năm nói: “Trước đây chúng tôi được lệnh không được bắt những người này, và chúng tôi sẽ bị kỷ luật nếu không tuân lệnh. Nay những người này lại là mục tiêu và có rất nhiều người”.

Các công đoàn ICE và Lực lượng tuần tra biên phòng ra tuyên bố chung xác nhận “tinh thần anh lên cao từ khi sắc lệnh được ký”.

Giám đốc ICE tạm quyền bào chữa cho hoạt động của nhân viên, nói không có các đặc vụ thì rất ít kẻ nguy hiểm bị trục xuất.

Tại trụ sở ICE ở Washington, các nhân viên họp liên tục về cách thực hiện kế hoạch của Tổng thống Trump. Một nhân viên cấp cao nói một số đồng nghiệp “hoan hỉ vì được trao thêm công cụ cần thiết”.

Đặc vụ ICE đã tiến hành chiến dịch truy bắt-trục xuất nhanh ở California, Arizona và New York từ đầu tháng 2.

Tại Texas và Colorado, đặc vụ ICE đến các trụ sở tòa án, tìm người nước ngoài đến để xét xử những vấn đề khác.

Tại bang Michigan, ít nhất 4 di dân “chui” bị bắt ở thành phố Ypsilanti, theo báoDetroit Free Press.Không rõ số người này có là tội phạm nguy hiểm hay không, nhưng người phát ngôn ICE Rachael Yong Yow nói họ “sống phi pháp ở Mỹ”.

Tại bang Mississippi, 55 di dân “chui”làm việc ở nhiều nhà hàng ăn đã bị bắt. Một luật sư về di trú nói với báoClarion-Ledgerrằng vài người trong nhóm này không phải là đối tượng bị truy bắt.

Tại bang Nam California, đặc vụ ICE bắt 161 người phạm những tội nặng-nhẹ và 10 người không hề có tiền án tiền sự

Kim Hương (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ: Những cuộc truy lùng dân nhập cư trái phép của đặc vụ ICE