Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12.12 đã tuyên bố rằng Mỹ đã sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, mà không cần "điều kiện tiên quyết" như từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng điều này chỉ xảy ra khi Bình Nhưỡng ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trong một thời gian.

Mỹ sẵn sàng đàm phán, không cần Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân

Hà Ngọc Bách | 13/12/2017, 07:53

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12.12 đã tuyên bố rằng Mỹ đã sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, mà không cần "điều kiện tiên quyết" như từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng điều này chỉ xảy ra khi Bình Nhưỡng ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trong một thời gian.

Bình luận của Ngoại trưởng Mỹ có thể được xem là thay đổi chính sách ngoại giao Mỹ lâu nay khi trước kia Washington đòi hỏi Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân rồi mới đàm phán. Ông Tillerson cũng tiết lộ kịch bản Triều Tiên sụp đổ thì Mỹ và Trung Quốc sẽ làm gì. Theo đó, chính quyền của ông Trump đảm bảo rằng Washington sẽ rút quân khỏi vĩ tuyến 38 chia cắt Triều - Hàn và mối quan tâm duy nhất của Washington chỉ là vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

The Guardian cho hay hồi đầu tuần này Trung Quốc đã xây một loạt trại tị nạn dọc theo biên giới 1.416km với Triều Tiên, để chuẩn bị cho kịch bản xấunhất có thể tới với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, phát biểu tại Viện Chính sách Hội đồng Đại Tây Dương, ông Tillerson bất ngờ cho hay một thông điệp với Bình Nhưỡng đã thay đổi, Triều Tiên sẽ không phải giải trừ quân bị trước trước khi tiến hành đàm phán ngoại giao.

"Chúng tôi đã sẵn sàng để nói chuyện với Triều Tiên bất cứ lúc nào họ muốn đàm phán. Chúng tôi sẵn sàng để có một cuộc đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết. Chỉ là hẹn và gặp nhau đàm phán thôi", ông Tillerson nói.

"Và sau đó chúng ta có thể cùng nhau thống nhất lộ trình... Thật là không thực tế khi chúng kêu họ tới bàn đàm phán với tư thế sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của họ. Họ đã đầu tư quá nhiều vào nó", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cho hay điều này chỉ được thực hiện khi Bình Nhưỡng cho thấy một ít "thiện chí" bằng cách không thử hạt nhân hoặc tên lửa trong một thời gian."Sẽ thật khó đàm phán nếu giữa chừng họ lại thử nghiệm vũ khí. Chúng ta cần phải có một thời gian yên tĩnh", Ngoại trưởng Mỹ cho hay.

Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát vũ khí tại Washington nói rằng Mỹ sẽ phải thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin cho Triều Tiên để cuộc đàm phán có ý nghĩa được tiến hành.

"Lời đề nghị của Ngoại tưởng Tillerson về cuộc đàm phán với Triều Tiên mà không có điều kiện tiên quyết và thời hạn chót là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, để thực hiện một cuộc đàm phán như vậy thì cả Mỹ và Triều Tiên phải kiềm chế hơn. Đối với Triều Tiên, đó là không được thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân, và đối với Mỹ là không thực hiện các cuộc diễn tập quân sự với kịch bản dường như là để tấn công Triều Tiên", ông Kimball nói.

"Nếu không có một sự kiềm chế như vậy, chúng ta có thể sẽ thấy căng thẳng leo thang hơn và nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh khốc liệt", ông Kimball nói thêm, cảnh báo nguy cơ chiến tranh Mỹ - Triều Tiên.

Khi ông Donald Trump mới nắm quyền, Mỹ và Triều Tiên từng bí mật đàm phán với nhau hồi tháng 1.2017, nhưng cuộc đàm phán này đã bị đình chỉ khi Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa và hạt nhân. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng NgaSergei Lavrov đã nói với ông Tillerson rằng Nga sẵn sàng làm trung gian hòa giải, tổ chức đàm phán cho Mỹ và Triều Tiên. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũngcho hay là Triều Tiên đã sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của họ.

Thiên Hà (theo The Guardian)

Bài liên quan
Nga - Triều Tiên tăng số chuyến bay giữa hai nước
Hãng thông tấn KCNA ngày 21.11 đưa tin Triều Tiên và Nga vừa ký nghị định thư về hợp tác sau các cuộc họp thảo luận về thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ tại Bình Nhưỡng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẵn sàng đàm phán, không cần Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân