Triển lãm ảnh “Wall of the Disappeared” (Bức tường của Người đã biến mất) vừa mở cửa đón khách tham quan tại Switzerland vào ngày 16.9.

Mỹ tài trợ triển lãm ảnh về người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc nổi giận

Cẩm Bình | 17/09/2021, 11:13

Triển lãm ảnh “Wall of the Disappeared” (Bức tường của Người đã biến mất) vừa mở cửa đón khách tham quan tại Switzerland vào ngày 16.9.

Được đặt ngay trước văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva - nơi đang diễn ra cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền - triển lãm trưng bày hình ảnh về hàng chục người được cho là mất tích hoặc bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương.

Theo Zumretay Arkin – người có chú là nhân vật trong số ảnh trưng bày: “Phải đưa ra những gương mặt đại diện cho số liệu thống kê. Con số dễ quên hơn nhưng nếu mọi người thấy mặt người thật, mong rằng họ sẽ hiểu rõ tình hình khẩn cấp đến mức nào”.

Nhiều nhóm nhân quyền ước tính số người Duy Ngô Nhĩ và người thuộc nhóm sắc tộc thiểu số khác bị đưa vào các cơ sở mà Trung Quốc gọi là trại giáo dục đào tạo để chống chủ nghĩa cực đoan lên đến 1 triệu.

z2z5d6buevktnestx4r4aoovv4.jpg
Triển lãm "Wall of the Disappeared" - Ảnh: Reuters

“Wall of the Disappeared” nhận tài trợ từ Mỹ và dự kiến tiếp tục diễn ra tại Brussels (Bỉ) cùng Berlin (Đức). Một nguồn tin cho biết trước đó, phái bộ Mỹ tại Geneva đã cho trưng bày số ảnh này trong một buổi tiệc chiêu đãi ngoại giao.

Phát ngôn viên phái bộ Mỹ phát biểu về triển lãm: “Chúng tôi cam kết đặt nhân quyền ở vị trí trung tâm trong chính sách Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục nêu bật những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà chúng tôi nhìn thấy trên khắp Trung Quốc, ở Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và nhiều nơi khác”.

Phái bộ Trung Quốc tại Geneva vào chiều 16.9 ra tuyên bố đáp trả: “Mỹ đang cố gắng đạt lợi ích bằng cách truyền bá thông tin bất lợi cho Trung Quốc – hành động vượt qua ranh giới đạo đức cơ bản. Mỹ nên cư xử như một cường quốc tử tế, đầu tư nguồn lực cải thiện phúc lợi và nhân quyền của người dân Mỹ thay vì vi phạm nhân quyền người dân nước khác, chơi trò chính trị hạ cấp”.

Phát biểu khai mạc cuộc họp tuần qua, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet đề cập vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Bà cho biết, các nỗ lực tiếp cận khu tự trị để tiến hành điều tra vẫn chưa thành công.

Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tài trợ triển lãm ảnh về người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc nổi giận