Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga thiết lập khuôn khổ hợp tác về 5G và thành phố thông minh.

Mỹ và Nhật ra đối trọng với 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc

Nhân Hoàng | 06/04/2021, 07:01

Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga thiết lập khuôn khổ hợp tác về 5G và thành phố thông minh.

my-nhat-len-ke-hoach-ra-doi-trong-voi-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc.jpg
Một trạm tiếp nhiên liệu hydro ở thành phố La Canada, California. Mỹ và Nhật Bản sẽ xem xét thúc đẩy công nghệ pin thế hệ tiếp theo và năng lượng hydro ở nước ngoài nhằm tìm kiếm một thế giới không có carbon

Nhật Bản và Mỹ sẽ đưa ra các hướng dẫn về hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bao gồm cả mạng không dây 5G và năng lượng hydro, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các nơi khác như một đối trọng với sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Hai đồng minh đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận mở rộng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài khi Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ - Joe Biden gặp nhau tại Nhà Trắng vào ngày 16.4. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc thúc đẩy năng lượng sạch và không dây thế hệ thứ năm tốc độ cao ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bằng cách đặt ra một khuôn khổ rõ ràng cho các tổ chức và doanh nghiệp tuân theo, Nhật và Mỹ đặt mục tiêu giành được lòng tin của các quốc gia trong khu vực và có được lợi thế khi cạnh tranh với Trung Quốc về ảnh hưởng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Kế hoạch sẽ bao gồm các điều kiện tiên quyết để đầu tư, hệ thống thực hiện các dự án và các khuyến nghị về việc nuôi dưỡng nhân tài địa phương. Họ cũng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn về mua sắm và quy tắc bảo trì để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ công nghệ.

Khuôn khổ chung này sẽ cho phép đầu tư theo kế hoạch nhiều hơn so với cách tiếp cận từng dự án theo biên bản ghi nhớ năm 2017 về chủ đề này.

my-nhat-len-ke-hoach-ra-doi-trong-voi-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc2.jpg
Một nhà máy điện mặt trời ở Gujarat, Ấn Độ. Nhật Bản và Mỹ sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo chất lượng cao ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính rằng châu Á đang phát triển cần đầu tư 26.000 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến 2030. Chẳng hạn, các quốc đảo Thái Bình Dương cần cáp dưới biển để tăng cường cơ sở hạ tầng viễn thông mỏng manh của họ. Nhật Bản và Mỹ đang hợp tác với Úc để tài trợ một tuyến cáp quang biển cho Palau.

Trung Quốc đã tận dụng cơ sở hạ tầng chi phí thấp để mở rộng sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ở các nền kinh tế châu Á mới nổi mà Mỹ và Nhật Bản coi là chìa khóa cho khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Các nước Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương sống dựa vào doanh thu du lịch đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề từ đại dịch coronavirus, với một số quốc gia đã chuyển sang Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo để có vốn đầu tư tài chính.

Thế nhưng, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng điều này để gây áp lực ngoại giao lên các nước vay tiền, trong cái gọi là " bẫy nợ ngoại giao". Người ta cũng lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh và khí hậu do công nghệ Trung Quốc gây ra.

Phát biểu vào tuần trước về luật cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỉ USD được đề xuất, ông Biden cho biết nó sẽ "thúc đẩy lợi thế sáng tạo của Mỹ trong các thị trường nơi dẫn đầu toàn cầu", chẳng hạn như năng lượng sạch, và trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc nói riêng.

Công nghệ viễn thông (bao gồm cả 5G), vốn đã trở thành mặt trận trong cuộc chiến giành ưu thế công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, được coi là một lĩnh vực đầy hứa hẹn cho sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ. Hai đồng minh cũng có thể hợp tác với nhau về thành phố thông minh.

Kế hoạch cơ sở hạ tầng cũng sẽ được sử dụng để giúp đối phó với biến đổi khí hậu, vấn đề dự kiến ​​sẽ được đề cao trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh tháng này. Mỹ và Nhật sẽ xem xét thúc đẩy công nghệ pin thế hệ tiếp theo và năng lượng hydro ở các nước khác.

Bài liên quan
Trung Quốc mua các dự án cáp dưới biển ở Thái Bình Dương, Mỹ và Úc hoang mang
Mỹ và Úc lo ngại cơ sở hạ tầng sẽ bị Trung Quốc sử dụng để hoạt động gián điệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Nhật ra đối trọng với 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc