Một thỏa thuận liên minh quân sự Nga-Trung rất có thể ra đời, khi phương Tây đang căng thẳng với Nga, còn Trung Quốc (TQ) sốt ruột mua vũ khí hiện đại, để bảo vệ hậu phương trong lúc Bắc Kinh đang tranh chấp biển đảo với các đồng minh của Mỹ ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Nếu liên minh quân sự Nga-Trung hình thành: Điều gì sẽ xảy ra?

Một Thế Giới | 22/11/2014, 22:07

Một thỏa thuận liên minh quân sự Nga-Trung rất có thể ra đời, khi phương Tây đang căng thẳng với Nga, còn Trung Quốc (TQ) sốt ruột mua vũ khí hiện đại, để bảo vệ hậu phương trong lúc Bắc Kinh đang tranh chấp biển đảo với các đồng minh của Mỹ ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Các quan chức Nga lần đầu tiên gợi ý đề cập một mục tiêu mong ước là một khối liên minh quân sự Nga-Trung.

Trong chuyến thăm TQ tuần này, Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với các nhà báo:

“Hợp tác quân sự Nga-Trung gần đây được mở rộng dễ nhìn thấy”. Ông cũng nói hai bên đều rất quan ngại “nỗ lực của Mỹ tăng cường uy thế chính trị-quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Ông nói: “Vì thế, chúng tôi tin mục tiêu là chúng tôi chung sức thành lập một hệ thống an ninh khu vực chung”.
Cùng bị ép, Nga-Trung tính chuyện bắt tay

Một khối liên minh thường trực gồm vũ khí hiện đại của Nga, kết hợp với dân số đông cùng khả năng kinh tế của TQ sẽ có thể tạo thành một thế lực vũ trang có thể đương cự với NATO.

Cả Nga và TQ đều nhanh chóng tăng chi quân sự và hiện đại hóa quân đội. TQ dự tính chi số tiền kỷ lục 132 tỉ USD trong năm nay. Nga đang trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm hiện đại hóa quân đội tốn khoảng 700 tỉ USD,

Nga cũng khôi phục hoạt động của máy bay ném bom chiến lược thời Liên Xô ở gần vùng không phận NATO.

Các nhà phân tích từ lâu dự báo “NATO của miền đông” sẽ ra đời, nhưng xem ra còn lâu mới có thể có khối liên minh quân sự Nga-Trung.

Nhưng quan hệ kinh tế hai nước đã có nhiều bước nhảy lớn, gồm 2 thỏa thuận năng lượng trị giá gần 1.000 tỉ USD đã được ký trong vài tháng qua.

Các nhà phân tích nói: những căng thẳng ngấm ngầm, cùng lịch sử bất đồng giữa hai "khổng lồ" khiến không thể có một khối liên minh quân sự vững chắc Nga-Trung.

Nhưng ít người đề cập đến những sức ép hiện nay: Nga đang bị phương Tây cấm vận và cô lập vì bị cho là can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, trong khi Bắc Kinh đang ôm tham vọng mở rộng bờ cõi.

Đó là hai yếu tố khiến đẩy Moscow và Băc Kinh bắt tay nhau, tạo nên một thỏa thuận quân sự vốn ngày càng có sức quyến rũ đối với cả hai bên.

Chuyên gia Alexander Salitsky của Viện quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới ở Moscow nói: “Vào lúc này, mọi sự đang hướng đến điều đó. Nga đã tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến việc lập một khối an ninh.

Dù chúng ta có thích hay không, một cực mới đang nổi lên với thế giới. Đã có một sự điều phối chính trị-ngoại giao giữa Nga-Trung, và xem ra điều này sẽ có phát triển”.
Những tính toán riêng tư

Nếu như khối liên minh quân sự này được lập, nó sẽ thống trị vùng Âu-Á, với các căn cứ hải quân trải dài từ biển Baltic lên Bắc Cực, đến Thái Bình Dương và tới Đông Nam Á.

Nga-Trung đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung trong năm 2015 tại Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Các quan chức Nga nói những cuộc tập trận hải quân chung năm 2015 nhằm chứng minh hai lực lượng Nga-Trung có thể hoạt động chung ở nhiều vùng biển.

Nhưng tập trận hải quân chung ở những vùng biển xa xôi của thế giới gợi ra một chương trình phối hợp lớn hơn giữa Moscow và Bắc Kinh. Các nhà phân tích nói mục tiêu của họ khác nhau, nhưng nay bổ sung cho nhau.

Chuyên gia về TQ Sergei Lukonin người Nga, nói: “Ý đồ của Nga chủ yếu là chính trị, muốn dùng lá bái TQ để chống phương tây. Một lý do lớn mà TQ đồng ý bắt tay với Nga, là vì hy vọng tiếp cận công nghệ quân sự Nga. Họ dựa vào hoàn cảnh để có điều họ muốn, và xem ra mỗi bên đều mãn nguyện”.

Cho đến nay, Nga không thích bán vũ khí hiện đại cho TQ, chủ yếu vì sợ TQ sẽ nắm được công nghệ rồi sản xuất và bán giá rẻ hơn ra thị trường vũ khí thế giới. Nhưng nay xem ra Moscow sẵn sàng cung cấp cho TQ loại chiến đấu cơ mới nhất, là chiếc Su-35 đa năng, cùng hệ thống phòng không hiện đại S-400.
lien minh quan su Nga-Trung
 TQ muốn mua chiến đấu cơ Nga Su-35 
Ông Lukonin nói tiếp: “Lập một liên minh chính trị-quân sự là đích nhắm của Nga, không phải của TQ. Nó có được thông qua hay không còn tùy cuộc chiến tranh cấm vận giữa Nga và phương Tây kéo dài bao lâu. Nếu mọi sự sớm bình thường, nó sẽ bị lãng quên. Còn nếu căng thẳng với phương tây kéo dài, liên minh ấy sẽ hình thành”.
Nhưng ông cũng nói thêm: “Nga sẽ từ bỏ bất kỳ ảo tưởng nào họ có, và phải làm quen việc TQ sẽ là đối tác chủ lực trong mối quan hệ này”.
Nga-Trung đều quan tâm đến vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ, nơi mà họ cạnh tranh nguồn tài nguyên khoáng sản, nhưng chung nỗi lo về khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Hai nước đều là lãnh đạo Khối hợp tác Thượng Hải (SCO), một tổ chức quốc tế duy nhất mà không có Mỹ và các đồng minh của Mỹ tham gia.

6 nước SCO (lập năm 2001) để điều phối phát triển kinh tế ở Trung Á, từ đó đã ráng đẩy Mỹ khỏi các căn cứ quân sự của chính họ ở Trung Á. SCO cũng tăng vai trò an ninh khi NATO sắp rút quân khỏi Afghanistan.

Trần Trí (theo The Christian Science Monitor)
Bài liên quan
Đỡ đẻ an toàn cho sản phụ ngay trên biển
Sản phụ mang thai 38 tuần tuổi đang được đưa từ đảo Quan Lạn (tỉnh Quảng Ninh) vào đất liền thì bất ngờ chuyển dạ và được đỡ đẻ thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu liên minh quân sự Nga-Trung hình thành: Điều gì sẽ xảy ra?