Nga - Trung Quốc đồng ý tập trận chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà 2 thế lực quân sự lớn này đều chống sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ.

Nga-Trung tập trận để đối trọng quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Trần Trí | 27/04/2018, 18:34

Nga - Trung Quốc đồng ý tập trận chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà 2 thế lực quân sự lớn này đều chống sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ.

Tại cuộc họp báo ngày 26.4, đại tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói lãnh đạo quân sự Trung-Nga đồng ý tổ chức cuộc tập trận chung Biển Chung 2018 ở Hoàng Hải (vùng biển gần thành phố Thanh Đảo).Ông Ngô Khiêm cho biết hiện các chuyên gia quân sự hai nước đang tiến hành vòng đàm phán thứ 2về khung thời gian, địa bàn và số quân tham gia.

Biển Chung là cuộc tập trận chung của bộ binh và hải quân, được tổ chức thành nhiều giai đoạn và nhằm chuẩn bị đối đầu với Mỹ, đối thủ mạnh nhất của Nga-Trung.

Ở cuộc tập trận chung này năm 2018, giai đoạn 1 tổ chức cuộc trận trận hải quân Nga-Trung đầu tiên tại vùng biển Baltic, khu vực mà Mỹ đang tranh giành tầm ảnh hưởng với Nga. Lúc đó, Đại sứ Nga tại Bắc Kinh, ông Andrei Denisov trấn an nỗi lo ngại của phương Tây về sự tham gia của quân Trung Quốc, vào lúc NATO do Mỹ dẫn đầu đang căng thẳng với Nga ở châu Âu: “Những người sợ hãi thì luôn sợ hãi”.

Ở giai đoạn 2hồi tháng 9.2017, lính thủy đánh bộ Nga-Trung tập trận chung ở tỉnh Vladivostok (miền đông Nga, giáp Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên).

Quân lính Nga-Trung cũngcùng tập chống khủng bố ở Ngân Xuyên (thủ phủ khu tự trị dân tộc Hồi, Ninh Hạ) và tập trận chung chống tên lửa, mà các nhà phân tích nói hoạt động này nhằm chống nguy cơ Mỹ xâm lược Triều Tiên.

Khu trục hạm Hợp Phì tham gia tập trận Biển Chung 2018- Ảnh: Quân đội Trung Quốc

Theo Newsweek, Nga-Trung đã phủ quyết nhiều đề nghị cấm vận Triều Tiên do Mỹ khởi xướng, nhưng cũng luônđề phòng sự hiện diện quân sự của Mỹ ngày càng tăng ở Thái Bình Dương.

Moscow và Bắc Kinh đều cảnh báo các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ như THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) được dàn ở Hàn Quốc đã đe dọa an ninh quốc gia của hai nước.

Ông Igor Kostyukov, chỉ huy phó Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) nói ở châu Á -Thái Bình Dương có hơn 50 căn cứ lớn và 200 cơ sở quân sự, là những nơi mà hơn 400.000 quân nhân Mỹ đang đóng quân, sẵn sàng triển khai nhanh đến bất cứ đâu ở khu vực này.

Ông Kostyukov lưu ý đặc biệt căn cứ không quân Andersen (ở đảo Guam) có ít nhất 6 máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 trực chiến, làm nhiệm vụ tuần tra Thái Bình Dương. Đôi lúc số máy bay ném bom của căn cứ này lên đến con số 15.

Ông Kostyukov nói Mỹ viện cớ là mối đe dọa từ Triều Tiên để khuyến khích các đồng minh tăng chi quốc phòng và mua vũ khí của Mỹ: “Những hành động vô trách nhiệm của Mỹ cùng đồng minh khiến tình hình châu Á-Thái Bình Dương suy thoái, cân bằng quyền lực bị gián đoạn, làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chỉ trích Nga-Trung thách thức Mỹ và phá hoại nền dân chủ. Trong chiến lược an ninh quốc gia “Nước Mỹtrên hết” được công bố hồi cuối năm 2017, Mỹ đã xác định Nga-Trung là những đối thủ đáng gờm về kinh tế và quân sự.

Cuộc tập trận chung Biển Chung 2018 sắp tới cũng vào thời điểm Nga-Trung nâng cao quan hệ bạn bè và hợp tác.

Hồi đầu tháng 4 khi dự Hội thảo an ninh quốc tế Moscow (MISC), Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hứa củng cố quan hệ hợp tác song phương: “Chúng tôi đến để ủng hộ các bạnvà cho Mỹ thấy mối quan hệ thân cận giữa quân đội Trung Quốc với quân đội Nga, nhất là trong bối cảnh này”.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga-Trung tập trận để đối trọng quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương