Báo Newsweek nêu nguy cơ quân NATO đánh lẫn nhau, khi thành viên Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh Lực lượng bảo vệ nhân dân Kurd (YPG) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không chấp nhận một giải pháp đối thoại do Pháp đề nghị.

Nguy cơ NATO 'quân ta đánh quân mình' ở Syria

Trần Trí | 31/03/2018, 19:33

Báo Newsweek nêu nguy cơ quân NATO đánh lẫn nhau, khi thành viên Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh Lực lượng bảo vệ nhân dân Kurd (YPG) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không chấp nhận một giải pháp đối thoại do Pháp đề nghị.

Ngày 30.3, trong một bài phát biểu, Tổng thống Erdogan bác đề nghị của Pháp là nói chuyện với YPG: “Chúng ta không cần một nhà trung gian hòa giải. Chúng ta rất buồn vì quan điểm sai trái của Pháp về việc này”.

Khi báo giới Pháp và người Kurd đưa tin Pháp có thể tung quân đến thành phố Manbij (do YPG kiểm soát) vốn là nơi Mỹ không chịu rút quân đặc nhiệm, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ KỳBekir Bozdag viết nhiều đoạn Twitter, cảnh cáo “những ai nhảy vào hợp tác và đoàn kết chống lại Thổ Nhĩ Kỳsẽ trở thành mục tiêu tấn công, giống như bọn khủng bố đã bị Thổ Nhĩ Kỳ xác định là mục tiêu”.

Ngày 29.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp một đoàn đại biểu của Lực lượng Syria dân chủ(SDF) và ông hứa ủng hộ lực lượng có nhiều tay súng người Kurd này. YPG cũng là một thành phần của SDF. Trong một tuyên bố, Điện Elysées nói Pháp “trân trọng sự hy sinh và vai trò chủ đạo của SDF trong cuộc chiến chống bọn IS”, đồng thời tái khẳng định tiếp tục chiến dịch bởi vì “mối đe dọa khủng bố vẫn tiếp diễn”.

Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều là thành viên NATO ủng hộ quân nổi dậy đòi lật đổ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria hồi năm 2011. Nhưng khi các nhóm nổi dậy bắt đầu kết nối với các tổ chức khủng bố Syria, thì phương Tây ngưng hỗ trợ, tập trung vào chiến dịch chống bọn khủng bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Chiến dịch này do Mỹ dẫn đầu từ năm 2014. Năm sau, Mỹ lập SDF có đông tay súng người Kurd để họ đánh bọn IS ở Syria và Iraq. Sau khi SDF đánh thắng bọn IS ở miền Đông Syria hồi năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ tung quân vào chiến dịch quân sự “Cành ô liu” từ ngày 20.1, nhằm đánh bại quân YPG ở cả Syria và Iraq.

Ankara xem YPG là một nhánh của đảng Công nhân Kurdistan (PKK) tiến hành chiến tranh du kích chống chính quyền Thổ Nhĩ Kỳtừ năm 1994, chínhThổ Nhĩ Kỳ cùng Mỹ và EU đã xếp PKK là một tổ chức khủng bố.

Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳđánh YPG khiến Mỹ và các đồng minh đều đã bày tỏ sự thất vọng với chiến dịch “Cành ô liu”, do nó cản trở liên quân do Mỹ dẫn đầu chống bọn IS.

Trong chiến dịch này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có sự liên kết của Lực lượng giải phóng Syria (FSA, một nhóm nổi dậy cũ) đã càn quét vùng đất Kurd ở Bắc Syria, chiếm thành phố Afrin hồi đầu tháng 3 và nay đe dọa các vùng Tel Rifaat (do chính quyền Syria kiểm soát) và thành phố Manbij do người Kurd kiểm soát.

Tổng thống Erdogan từ chối đối thoại với quân YPG- Ảnh: Getty Images

Điều này đẩy đến nguy cơ chiến tranh quốc tế, thậm chí quân NATO đánh nhau, nếu quân Syria, Mỹ hoặc Pháp nhảy vào cuộc.

Gần đây, Iraq cũng cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳxâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ không chịu rút quân và tấn công YPG.

Syria đòi Mỹ-TNK rút quân lập tức

Nội chiến 8 năm qua ở Syria vốn đã phức tạp, lại có thể gia tăng căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳcảnh cáo chính quyền Syria: nếu Syria can thiệp vào chiến dịch dẹp loạn “Cành ô liu” của Ankara thì dễ xảy ra chuyện Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đánh nhau.

Tổng thống Syria thì kêu gọi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳrút quân lập tức khỏi Syria, ông đã thỏa thuận với người Kurdcho phép họ tự do di chuyển trong lãnh thổ Syria và đưa quân thân chính phủ đến mặt trận chống quân Thổ Nhĩ Kỳ và FSA.

Trong bối cảnh này, Reuters dẫn lời hai quan chức cấp cao nói hôm 30.3: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho các cố vấn biết việc ông muốn sớm rút quân Mỹ khỏi Syria.

Việc ông Trump nói Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi Syria là ngược với những tuyên bố trước đây rằng Mỹ sẽ hiện diện quân sự vĩnh viễn, và sẽ khiến ông bất đồng với nhiều quan chức cấp cao của Mỹ.Các cố vấn an ninh quốc gia đã nói Mỹ cần giữ một nhóm quân trong ít nhất 2 năm, để bảo vệ thành tích đánh thắng bọn IS và bảo đảm Syria không trở thành một căn cứ thường trực của Iran.

Mỹ hiện triển khai 2.000 quân ở Syria, và ông Trump chưa ra lệnh rút quân. Lầu Năm Góc từ chối cho biết khung thời gian rút quân.

Một quan chức cấp cao cũng xác nhận thông tin của báo Wall Street Journal: ông Trump đã lệnh cho Bộ Ngoại giao niêm phong hơn 200 triệu USD làm quỹ tái thiết Syria.

Tờ báo dẫn lời các quan chức nói ông Trump yêu cầu đóng băng số tiền này, sau khi ông đọc báo biết tin Mỹ vừa quyết chi thêm 200 triệu USD ở Syria. Khoản chi thêm này do ông Rex Tillerson hứa tại một cuộc họp hồi tháng 2 của liên quân đánh bọn IS, khi ông ta còn là Ngoại trưởng Mỹ.

Trung Trực (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 18.4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan trung ương, các tỉnh thành, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ NATO 'quân ta đánh quân mình' ở Syria