Ngày 31.8, một tòa nhà 5 tầng ở Mumbai đổ sập đã làm chết 4 người và khiến 13 người khác bị thương sau những trận mưa to liên tiếp ở miền tây Ấn Độ. Ngoài ra còn 40 người khác đang bị kẹt dưới đống đổ nát.

Nhà sập vì mưa to ở Ấn Độ, 40 người kẹt dưới đống đổ nát

Trần Trí | 31/08/2017, 16:27

Ngày 31.8, một tòa nhà 5 tầng ở Mumbai đổ sập đã làm chết 4 người và khiến 13 người khác bị thương sau những trận mưa to liên tiếp ở miền tây Ấn Độ. Ngoài ra còn 40 người khác đang bị kẹt dưới đống đổ nát.

Nhân viên cứu hộ, cảnh sát và người dân đã giải cứuđược 13 người ra khỏi tòa nhà bị sậpvà hiện đang tìm kiếm những người bị kẹtdưới đống đổ nát. Chính quyềnkhuyến cáo người dân trong các tòa nhà lân cậnsau khi phát hiện những vết nứt tiếp sau vụ tòa nhà sập.

Nhà thầu xây dựng hám lợi, xây thêm tầng trái phép

Nhà cao tầng sập là chuyện phổ biến ở Ấn Độ trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Việc quản lý lỏng lẻo cùng nhu cầu có nơi ở cao khiến một số nhà thầu hám lợi, sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng để xây các tòa nhàhoặc lén lút xây thêm tầng. Hàng ngàn nhà ở Mumbai được xây hơn 100 năm quađều có nguy cơ sập, vì nền đất yếu phần nào do mưa to trút xuống thành phố này từ hơn 15 năm qua.

Ngày 31.8, tổ chức từ thiện Cứu lấy trẻ em cảnh báo: Lụt nặng phá hủy hoặc gây tổn thất cho 18.000 ngôi trường, khiến khoảng 1,8 triệu học sinh phải nghỉ học. Tổ chức này cũng cảnh báo hàng trăm ngàn trẻ em có thể bị thất học vĩnh viễnnếu ngànhgiáo dục không được ưu tiên trong nỗ lực cứu hộ.

Tổng giám đốc Rafay Hussain của Cứu lấy trẻ em ở bang Bihar (Ấn Độ) nói chưa bao giờ chứng kiến lụt nặng từ nhiều năm qua. Ông cũng nói rằng lụt nặngkhiến việc học tập lâu dài của vô số trẻ em bị đe dọa.

Ông còn nói kinh nghiệm của tổ chức là trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, tầm quan trọng của việc giáo dục thường bị xem thường: "Chúng ta không thể để bị tụt hậu. Chúng ta biết trẻ không thể đến trường sau một thiên tai lớn như thế này thì rất ít khả năng các em có thể đi học trở lại. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là ngành giáo dục phải được hỗ trợ tài chính đầy đủ, để đưa trẻ em đếnlớp trở lạithật sớm ngay khi có thể và để bảo đảm tương lai các em".

Đường băng hóa thành sông, máy bay không thể hạ cánh

Trong khi đó, thành phố Mumbai đang dần trở lại cuộc sống bình thườngsau 2 ngày liên tiếp hứng trận mưa to, gây ngập nặng.

Tầm nhìn thấpvà đường bay bị ngậpđã khiến ngành hàng không phải buộc vài chuyến bay chuyển hướng đến các thành phố khác, trong khi nhiều chuyến bay bị hoãn khoảng 1 giờ. Dịch vụ xe lửa và phương tiện lưu thông công cộng bị ngưng trệ do đường phố biến thành sông, nước lụt tràn vào nhiều khu nhà ở vùng thấp trũng.

Ở nhiều nơi, người Mumbai phải bỏ xe, lội nước đến thắt lưng để về nhà. Trường họcvà văn phòng phải đóng cửa ngày 30.8, mở cửa trở lại ngày 31.8 nhưng rấtít người đến.

Hôm29.8, Mumbai hứng trận mưa khoảng 12,7cm, làm tê liệt hệ thống giao thông công cộng, khiến hàng ngàn người dân bị kẹt trong những văn phòng suốt đêm. Ít nhất 6 người chết gồm 2 em bé ở thủ phủ tài chính của Ấn Độ.

Ngày 30.8, cảnh sát nói một phụ nữ 45 tuổi cùng đứa con 1 tuổi chết vì nhà của họ bị đổ sụp khuya 29.8. Và một bé gái 2 tuổi chết vì một bức tường sập. 3 người khác chết trôi ở thành phố Thane lân cận.

Lực lượng phòng chống thiên tai quốc gia đã mở chiến dịch cứu hộ, phối hợp với cảnh sát sơ tán người dân ở các vùng trũng, nhưng chiến dịch này bị chậm trễvì mưa to liên tục.

Một bác sĩ ở bệnh viện King Edward Memorial (có 1.800 giường) ở trung tâm Mumbai nói bệnh viện cũng bị ngập nặng, buộc bác sĩ phải sơ tán đến khoa nhi: “Chúng tôi lo ngại chuyện nhiễm trùng. Nước mưa kéo cả rác vào nhiều khu vực của khoa cấp cứu”.

Hàng năm, chính quyền Mumbai đều phải đối phó ngập lụt.Chính quyền bị chỉ trích vì lên kế hoạch phòng chống không hiệu quả.

Dù Mumbai nỗ lực phấn đấu trở thành một trung tâm tài chính cấp toàn cầu, nhưngnhiều khu vực của thành phố này vẫn phải chật vật đối phó mưa to hàng năm. Những trận lụt năm 2005 đã khiến hơn 500 dân Mumbai chết, đa số là dân ở các khu ổ chuột.

Người dân Mumbai lội trong nước ngập

Nam Á bị ngập nặng

Một trong những hậu quả khác của việc Nam Á lụt nặng trong mấy ngày qua là 1.200 người chết ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal;hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Mưa to gây lụt nặng ở vùng chân dãy núi Himalaya ở Bangladesh, Nepal và Ấn Độ, gây trượt đất;đường sá và các tháp điện bị hư hỏng nặng;hàng chục ngàn ngôi nhà và đất nông nghiệp bị ngập nặng.

Hội Chữ thập đỏ quốc tế và Trăng lưỡi liềm đỏ (IFRC) nói trận lụt thứ tư trong năm nay tác động xấu đến hơn 4,7 triệu người Bangladesh, gây tổn thất hoặc phá hủy hơn 697.000 ngôi nhà.

Lụt nặng làm chết 514 người ở phíađông bang Bihar (Ấn Độ) -nơi 17,1 triệu người bị ảnh hưởng, theo các quan chức phòng chống thiên tai. Bang Uttar Pradesh (bắc Ấn) có khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng, số người chết là 109 người vào ngày 29.8, theo báo The Straits Times.

IFRC nói trượt đất ở Nepal làmchết hơn 100 người. Tổ chức này phối hợp với Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Bangladesh và Hội Chữ thập đỏ Nepal đã kêu gọi giúp đỡ gần 200.0000 người cần được cứu trợ khẩn cấp, giúp đỡ dài hạn về nước sinh hoạt và vệ sinh, sức khỏe và chỗ trú ẩn.

Bảo Vĩnh (theo Independent, Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà sập vì mưa to ở Ấn Độ, 40 người kẹt dưới đống đổ nát