Tạp chí Politico đưa tin, chính phủ Mỹ đang âm thầm xem xét lại cách tiếp cận với Trung Quốc trong nhiều chính sách của nước này. Công tác này hiện vẫn chưa được hoàn tất.

Nhà Trắng xét lại chính sách với Trung Quốc

Cẩm Bình | 29/09/2017, 18:01

Tạp chí Politico đưa tin, chính phủ Mỹ đang âm thầm xem xét lại cách tiếp cận với Trung Quốc trong nhiều chính sách của nước này. Công tác này hiện vẫn chưa được hoàn tất.

Politico dẫn thông tin từ một số quan chức và cố vấn bên ngoài chính phủ cho biết, Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) và Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ (NEC) phụ trách khâu xem xét lại chính sách này, vào lúc nhiều cơ quan của chính phủ Mỹ xuất hiện một số lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump không có cách tiếp cận nhất quán với Trung Quốc.

Cũng theo các nguồn tin trên, việc xem xét lại sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế như sở hữu trí tuệ, những vụ liên doanh mang tính chất cưỡng ép, ăn cắp nghiên cứu khoa học và chiến thuật kinh doanh.

Ngoài ra, công tác kiểm soát các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ, chính sách công nghiệp của Trung Quốc cho từng khu vực kinh tế cụ thể, an ninh mạng và những quy định hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng cho quân sự mà Mỹ áp dụng với Trung Quốc cũng sẽ được rà soát.

Một nguồn tin biết rõ về kế hoạch tiết lộ, một nhóm các quan chức cấp cao - gồm cố vấn Thương mại Peter Navarro, cố vấn cấp cao Jared Kushner, cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon và Giám đốc NEC Gary Cohn hồi tháng 6 đã đề đạt ý tưởng về xem xét lại các chính sách với Trung Quốc lên Tổng thống Trump.

Tiếp đó, ông Trump đã yêu cầu trong vòng 90 ngày phải có một kế hoạch về việc này.

Các nguồn tin từ NSC và NEC cho biết bản dự thảo báo cáo đã gần hoàn tất, nhưng vẫn chưa rõ sau khi xem xét lại thì những hành động nào sẽ được đề xuất và khi nào thì được trình lên Tổng thống. Bản báo cáo dự kiến sẽ đưa ra hàng trăm lựa chọn về chính sách được xếp theo mức độ nghiêm trọng.

Một nhân viên Nhà Trắng khẳng định: “Chúng tôi luôn rà soát lại các chính sách trên quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia Mỹ và thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ”.

Phải có cách tiếp cận nhất quán

Theo chuyên gia về Trung Quốc Nicholas Lardy thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), có một cách tiếp cận nhất quán với Trung Quốc là điều cần thiết.

Cách tiếp cận với Trung Quốc của các cố vấn cấp cao dưới quyền Tổng thống Trump và của chính phủ từ lâu đã có khác biệt. Trước khi rời khỏi Nhà Trắng, cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon với lập luận rằng Trung Quốc đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng về kinh tế với Mỹ đã khuyến khích ông Trump phải cứng rắn hơn.

Cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon khuyến khích chính sách cứng rắn với Trung Quốc - Ảnh: CNN

Tuy vậy, nay chính phủ Mỹ cũng đã có những bước đi đầu tiên để đối phó với Trung Quốc. Nhiều cuộc điều tra thương mại trực tiếp lẫn gián tiếp nhắm vào chính quyền Bắc Kinh đang được tiến hành, Politico cho biết.

Vào tháng 8, Mỹ đã mở cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ và có nhiều chính sách buộc công ty Mỹ phải chuyển giao những công nghệ có giá trị để đổi lại cơ hội được làm ăn tại Trung Quốc.

Trước đó vào tháng 5, Mỹ đã tiến hành điều tra nhằm xác định xem liệu hoạt động nhập khẩu nhôm và thép ồ ạt từ Trung Quốc có đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ hay không.

Nhưng Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gần đây lại cho biết:Nỗ lực đối phó Trung Quốc có thể bị hoãn vì chính phủ phải tập trung cho công cuộc cải cách thuế.

Trong những tháng qua, Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng phê bình Trung Quốc làm quá ít để kiềm chế Triều Tiên, nhưng song song đó ông và nhiều quan chức Mỹ cũng có đưa ra nhiều lời khen ngợi Trung Quốc khi nước này đang từng bước gia tăng áp lực với Triều Tiên,như ủng hộ nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ và yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc không làm ăn với Triều Tiên.

Ông Trump viết trên Twitter chỉ trích Trung Quốc “không làm gì” trong vấn đề Triều Tiên vào ngày 30.7- Ảnh: Pinterest

Và để đáp lại nỗ lực của Trung Quốc, chính phủ Mỹ đã trì hoãn công bố kết quả điều tra vụ cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ, Politico cho biết.

Tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, chính quyền Trump nên có một cách tiếp cận chiến lược toàn diện chứ không phải cách tiếp cận theo kiểu giao dịch như hiện nay.

Theo cố vấn cấp cao Matthew Goodman của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), người từng làm việc cho Nhà Trắng dưới thời hai Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, thì ông Trump nên xử lý các vấn đề với Trung Quốc một cách đúng đắn bằng cách đặt ra những mục tiêu cho chính phủ và xây dựng một danh sách mô tả các hành động cụ thể.

Cẩm Bình (theo Politico)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà Trắng xét lại chính sách với Trung Quốc