1tg - Trong dự thảo Báo cáo quốc gia 2020 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) cho biết trong giai đoạn 2013 - 2017, lượng người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực nhà nước chiếm 84,1%, khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp chiếm 13,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,1%.

Nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của cả nước liên tục được cải thiện

Thu Anh | 06/10/2020, 18:53

1tg - Trong dự thảo Báo cáo quốc gia 2020 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) cho biết trong giai đoạn 2013 - 2017, lượng người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực nhà nước chiếm 84,1%, khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp chiếm 13,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,1%.

Liên quan đến mục tiêu “Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030 tăng đáng kể tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai”, dự thảo “Báo cáo quốc gia 2020 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam” của Bộ KH-ĐT nêu rõ Quyết định 681 xác định lộ trình cho chỉ tiêu “Tỷ lệ chi cho KH-CN so với tổng sản phẩm trong nước” năm 2020 là 0,8% - 1%; năm 2025: >1,2%; năm 2030: >1,5%.

nhan-luc-nghien-cuu-khoa-hoc-va-phat-trien-cong-nghe-cua-ca-nuoc-lien-tuc-duoc-cai-thien.jpg
Ảnh: Internet

Theo dự thảo Báo cáo, chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH-CN không ngừng tăng lên hàng năm và dao động vào khoảng 0,37% - 0,52% GDP trong giai đoạn 2013-2017. Trong đó, nguồn cung cấp vốn chi cho KH-CN đã có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, chi cho KH-CN từ ngân sách nhà nước đã giảm dần, từ chiếm tỷ trọng tới gần 58% (năm 2013), đến năm 2017 chỉ còn chiếm 27%. Thay vào đó, chi từ nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng lên mạnh mẽ, tương ứng từ gần 40% lên tới 64% trong cùng giai đoạn. Sự chuyển biến tích cực này là nhờ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới KH-CN và đã bỏ vốn đầu tư để nâng cao năng lực KH-CN và đổi mới sáng tạo của mình.

Được biết, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2019 đã tăng 3 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 42/129 nước, nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với năm 2016, đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp.

nhan-luc-nghien-cuu-khoa-hoc-va-phat-trien-cong-nghe-cua-ca-nuoc-lien-tuc-duoc-cai-thien-anh-2.png
Trích dự thảo Báo cáo quốc gia 2020 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam của Bộ KH-ĐT

Ngoài ra, theo dự thảo, trong giai đoạn 2013-2017, nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của cả nước đã tăng lên. Trong đó, lượng người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực nhà nước chiếm 84,1%, khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp chiếm 13,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,1%.

Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ KH-CN, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn thời gian tính trên 1 triệu dân hiện nay khoảng gần 700 người. Như vậy, Bộ KH-ĐT cho rằng Việt Nam khó có thể hoàn thành mục tiêu lộ trình đề ra đến năm 2020 có 800 cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn thời gian trên 1 triệu dân và sẽ gặp thách thức cho các mốc tiếp theo tới năm 2030.

Sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số

Với mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo phát triển hạ tầng CNTT đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông, dự thảo nêu rõ: “Hiện hạ tầng viễn thông đã có hơn 800.000km cáp quang được triển khai đến tận thôn/bản/xã phường của 63/63 tỉnh/thành phố. Sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số, trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số và đã hình thành xa lộ kết nối toàn cầu”.

Theo thống kê từ Bộ TT-TT, đến năm 2019, số người sử dụng Internet đạt 65,9% (tương đương 64 triệu người dân, hơn gấp đôi so với 30,8 triệu người năm 2013), cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%. Trong số 64 triệu người dùng Internet tại Việt Nam thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di động là 61,73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng Internet). Trong số 143,3 triệu số thuê bao di động được đăng ký thì có tới 45% đã đăng ký 3G, 4G.

Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông, mở rộng mạng 4G, triển khai mạng 5G và mạng cáp quang phủ rộng để cung cấp các kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu CNTT và cách mạng công nghiệp 4.0 của đất nước.

Bài liên quan
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của cả nước liên tục được cải thiện